Dân công sở thường mắc các vấn đề về xương khớp, đau lưng, mệt mỏi do ngồi sai tư thế và không nghỉ ngơi đúng cách.
Tê chân: Đừng bắt chéo chân của bạn. Nó có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép tĩnh mạch, gây tê chân và hội chứng chân không yên. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi với nguyên tắc bàn chân nên chạm đất và mép ghế không nên thấp hơn đầu gối. Nên bỏ giày dép khi ngồi hoặc sử dụng giá đỡ đặc biệt để chân gập cong một góc hơn 90 độ một chút.
Đau lưng: Độ sâu của ghế phải phù hợp với chiều dài của hông. Nếu bạn ngồi trên chiếc ghế quá lớn, hãy đặt một chiếc gối dưới thắt lưng. Nếu không, bạn dễ bị trượt xuống, dẫn đến áp lực và đau ở lưng. Ngoài ra, đừng vội thay đổi tư thế nếu bạn không thoải mái. Hãy để cơ bắp quen với tư thế đúng. Chúng sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái nhưng không phải ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần thực hiện lâu dài.
Đau, tê tay: Khi làm việc với máy tính, tay của bạn luôn bị áp lực. Đặt tay sai tư thế có thể gây đau âm ỉ và dai dẳng cũng như cảm giác tê ở tay vào buổi sáng. Tư thế đúng là cổ tay phải thẳng, không quay sang hai bên. Tay gập một góc 90 độ và thả lỏng trên bàn.
Đau cổ, vai gáy: Để tránh đau cổ và đầu, điều quan trọng là bạn phải đặt đúng màn hình máy tính. Nếu máy tính quá thấp, bạn phải gập lưng hoặc trượt xuống ghế. Điều này làm tăng áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến thoát vị. Cách tốt nhất là bạn ngồi trên ghế, nhắm mắt và thư giãn. Sau đó, khi mở mắt, điểm trung tâm của màn hình sẽ ở ngang tầm mắt của bạn. Có thể sử dụng giá đỡ để hỗ trợ.
Mỏi mắt: Khi bạn làm việc trên máy tính quá lâu, mắt có thể bị mờ, khô và đỏ, bạn dễ bị đau đầu, chóng mặt. Bạn cần biết những nguyên tắc sau để ngăn ngừa điều đó: - Đặt lại màn hình máy tính: Vị trí tối ưu là điểm trung tâm màn hình nằm ngang tầm mắt, cách nhau khoảng 50 cm. - Giảm ánh sáng của màn hình: Nếu bạn ngồi cạnh cửa sổ, hãy kéo rèm xuống để giảm độ sáng. Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và kích thước phông chữ của màn hình. - Đeo kính đặc biệt để sàng lọc một phần quang phổ. Nó giúp đôi mắt bớt mệt mỏi và bảo vệ thị lực. - Tập các bài tập mắt: Bạn có thể nhìn ra cửa sổ hoặc xung quanh phòng làm việc trong ít nhất 20 giây sau mỗi một giờ làm việc.
Vận động nhẹ nhàng: Dân văn phòng thường có lối sống ít vận động, thích ăn đồ ngọt. Điều này có thể khiến cholesterol tập trung ở thành trong của mạch. Cách tĩnh mạch không hoạt động đúng chức năng của mình. Nó có thể gây ra cảm giác mệt mỏi ở chân, sưng chân và huyết áp cao. Các triệu chứng thường xảy ra vào buổi tối muộn. Vì vậy, hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để tập thể dục, cố gắng đi bộ nhiều hơn và quan trọng nhất là ăn uống lành mạnh.