Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 việc cha mẹ của những đứa trẻ tò mò, ham học luôn làm

Theo nhà nghiên cứu về nuôi dạy con cái Jenny Anderson (Mỹ), cha mẹ có thể khuyến khích sự tò mò và ham học hỏi ở trẻ, dù ở độ tuổi nào.

nuoi day con ham hoc anh 1

1. Cho phép trẻ tự đưa ra quyết định và trải nghiệm hậu quả: Đôi khi, cha mẹ cần cho trẻ tự đưa ra quyết định - ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng phải đối mặt với hậu quả từ hành động của mình. Ví dụ, thay vì đặt ra một lịch trình nghiêm ngặt cho việc làm bài tập về nhà, cha mẹ có thể cho trẻ tự quyết định lịch trình của riêng mình. Tất nhiên, bạn vẫn nên đặt ra các giới hạn và kỳ vọng trẻ sẽ luôn hoàn thành bài tập, nhưng việc trao cho trẻ quyền tự chủ trong những giới hạn có thể giúp chúng phát triển sự tự tin và động lực để tự đưa ra quyết định đúng đắn.

nuoi day con ham hoc anh 2

2. Tránh những nhận xét như "Con không phải người giỏi Toán": Bà Anderson khuyên cha mẹ hãy dạy trẻ tư duy phát triển, coi kiến ​​thức và khả năng là những thứ có thể phát triển theo thời gian. Những người có cách tiếp cận ngược lại - tức tư duy cố định - có xu hướng ít động lực hơn để tiếp nhận những thách thức mới. Vì vậy, cha mẹ nên tránh đưa ra những nhận xét như "Con không phải người giỏi toán", "Con vẽ không đẹp"..., đồng thời nên khuyến khích con tiếp tục cố gắng nếu chúng không thành công ngay lập tức.

nuoi day con ham hoc anh 3

3. Nói về những thứ con đang học ở trường: Sau giờ học, Anderson thường đặt những câu hỏi cụ thể với con, nhằm để chúng nói về những gì chúng thích và không thích trong ngày hôm đó. Những câu hỏi này không khiến bạn trở thành một cha mẹ trực thăng. Thay vào đó, chúng cho thấy bạn đang thực sự quan tâm đến trải nghiệm hàng ngày của con khi ở trường. Điều này xây dựng sự tin tưởng, khuyến khích trẻ em cởi mở và giúp chúng xem xét sở thích và cảm xúc của mình. Ngoài ra, những cuộc trò chuyện như vậy cũng giúp trẻ em phát triển sự tự nhận thức và sự tự tin mà chúng cần để tự thúc đẩy bản thân khi trưởng thành.

nuoi day con ham hoc anh 4

4. Hỏi về "lớp học tốt", không phải "lớp học tồi": Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, cha mẹ đừng hỏi ngay về những môn học khiến con căng thẳng. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng hơn và khó mở lòng, dẫn đến lệch hướng các cuộc trò chuyện tiếp theo. "Hãy nói về điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra trong ngày", Anderson nói. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng đề cập đến chủ đề khó nói hơn.

nuoi day con ham hoc anh 5

5. Chia sẻ về những sai lầm và cách cha mẹ học hỏi từ chúng: Sự minh bạch về những sai lầm của cha mẹ (dù ở quá khứ hay hiện tại), và những bài học mà họ đã rút ra có thể giúp trẻ giảm bớt xu hướng cầu toàn. Thực tế, chủ nghĩa hoàn hảo có thể ngăn cản trẻ em chấp nhận rủi ro cần thiết hoặc theo đuổi sự tò mò của chúng.

nuoi day con ham hoc anh 6

6. Kết nối những điều chúng học ở trường với thế giới thực: Ví dụ, nếu trẻ yêu thích trò chơi điện tử, cha mẹ có thể thảo luận về những môn học nào ở trường dạy các kỹ năng cần thiết để thiết kế chúng, ví dụ như Nghệ thuật, Toán học, Vật lý, Khoa học máy tính. Trẻ em không phải lúc nào cũng thấy rõ những mối liên hệ đó, và đôi khi, chúng cần sự hỗ trợ để hiểu cách các môn học ở trường liên quan đến sở thích bên ngoài của chúng

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

8 hành vi của người được cha mẹ chăm sóc quá mức khi còn nhỏ

Theo Hack Spirit, khi cha mẹ bao bọc quá mức hoặc quản lý chặt chẽ con cái, điều này có thể kìm hãm sự độc lập và kỹ năng ra quyết định của trẻ, ngay cả khi chúng trưởng thành.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm