Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 hành vi của người được cha mẹ chăm sóc quá mức khi còn nhỏ

Theo Hack Spirit, khi cha mẹ bao bọc quá mức hoặc quản lý chặt chẽ con cái, điều này có thể kìm hãm sự độc lập và kỹ năng ra quyết định của trẻ, ngay cả khi chúng trưởng thành.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 1

1. Khó đưa ra quyết định: Khi cha mẹ liên tục đưa ra lựa chọn thay con cái, điều đó khiến trẻ không phát triển kỹ năng ra quyết định của riêng mình. Kết quả là khi trưởng thành, chúng có thể gặp khó khăn, lo lắng khi đưa ra quyết định, ngay cả những quyết định nhỏ nhất như gọi món. Hành vi này không phải là do thiếu quyết đoán, đó là do không có cơ hội để thực hành đưa ra quyết định và học hỏi từ những sai lầm khi còn nhỏ.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 2

2. Liên tục tìm kiếm sự xác nhận: Nếu bạn luôn tìm kiếm sự đồng ý hay khen ngợi từ người khác cho mọi quyết định hay hành động của mình, có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã được bao bọc quá mức khi còn nhỏ. Điều quan trọng cần nhớ là giá trị của bạn không được xác định bởi ý kiến ​​hoặc kỳ vọng của người khác mà bởi các giá trị và khát vọng của chính bạn.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 3

3. Phụ thuộc quá mức vào cha mẹ: Những cá nhân được bao bọc quá mức thường phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, ngay cả khi trưởng thành. Điều này không có gì ngạc nhiên vì việc nuôi dạy quá mức thường liên quan đến việc cha mẹ chăm sóc mọi khía cạnh trong cuộc sống của con cái. Ví dụ, ngay cả khi trưởng thành, những cá nhân này vẫn liên tục gọi điện cho cha mẹ để xin lời khuyên về mọi thứ - từ việc mặc gì cho một cuộc phỏng vấn xin việc, đến cách nấu một bữa ăn đơn giản.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 4

4. Sợ hãi rủi ro: Khi cha mẹ liên tục can thiệp để ngăn con mình đối mặt với bất kỳ rủi ro hoặc thất bại nào, những đứa trẻ này lớn lên và nhận thức thế giới như một nơi nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến xu hướng bám vào những con đường an toàn và quen thuộc để tránh mọi tình huống không chắc chắn hoặc có thể thất bại.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 5

5. Vật lộn với thất bại: Một đặc điểm phổ biến khác ở những cá nhân được bao bọc quá mức là nỗi sợ thất bại. Điều này bắt nguồn từ việc cha mẹ đã can thiệp để khắc phục vấn đề hoặc bảo vệ con khỏi hậu quả do chúng gây ra. Hãy nhớ, thất bại là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, và học cách đối phó với nó là điều rất quan trọng.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 6

6. Khó khăn trong việc thiết lập ranh giới: Khi cha mẹ tham gia vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, ranh giới có thể trở nên mờ nhạt. Khi trưởng thành, họ có thể thấy mình liên tục ưu tiên nhu cầu của người khác hơn nhu cầu của bản thân vì sợ làm mọi người thất vọng hoặc xảy ra xung đột. Họ phải mất rất nhiều sự tự vấn và lòng can đảm để bắt đầu thiết lập các ranh giới lành mạnh.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 7

7. Chạy theo chủ nghĩa hoàn hảo: Điều này là do trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường mà sai lầm không được chấp nhận và chỉ có điều tốt nhất mới đủ tốt. Dần dần, khi trưởng thành, họ không ngừng phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - từ công việc đến mối quan hệ. Họ dễ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng nếu không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao mà họ đã đặt ra cho bản thân.

nuoi day con,  nuoi day tre anh 8

8. Thiếu tự tin: Hãy tưởng tượng luôn có ai đó lơ lửng trên đầu đứa trẻ, sửa chữa từng động tác của chúng và không bao giờ cho phép trẻ tự tìm ra mọi thứ. Điều này có thể khiến trẻ có cảm giác không đủ khả năng hoặc không đủ năng lực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống mà không cần sự trợ giúp. Dần dần, thiếu tự tin cản trở cá nhân này trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ sự nghiệp đến các mối quan hệ cá nhân.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

10 kỹ năng sinh tồn mọi cha mẹ nhất định phải dạy con

Theo Bright Side, phản ứng với trường hợp khẩn cấp, giữ bình tĩnh, phát tín hiệu cầu cứu... là những kỹ năng sinh tồn cơ bản một đứa trẻ nên được trang bị.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm