Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

7 chính sách, quy định giáo dục có hiệu lực từ tháng 5

Các chính sách, quy định thi tốt nghiệp THPT; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, lương giáo viên... sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5 này.

Cụ thể, 7 chính sách, quy định liên quan đến giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 gồm thí sinh không được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi; bổ sung đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT; chỉ quy định một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên; không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ Thạc sĩ; điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non và công khai chương trình đào tạo cao đẳng mầm non.

Thí sinh không được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Có hiệu lực từ ngày 9/5, Thông tư 06/2023 của Bộ GD&ĐT quy định thí sinh chỉ được mang các vật dụng vào phòng thi gồm bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; atlat địa lý Việt Nam đối với môn Địa lý.

Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh không được mang các loại máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, kể cả các loại máy chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ như những năm trước đó.

chinh sach giao duc anh 1

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh không còn được mang các loại máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Ảnh: Việt Linh.

Sửa đổi quy định về điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Cũng tại Thông tư 06/2023, Bộ GD&ĐT đã sửa đổi, bổ sung quy định liên quan điểm ưu tiên THPT cho một số đối tượng thuộc diện 2 và diện 3.

Cụ thể, đối tượng thuộc diện ưu tiên 2 (cộng 0,25 điểm) gồm người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc trung ương ít nhất 2/3 thời gian học cấp THPT.

Đối tượng thuộc diện ưu tiên 3 (cộng 0,5 điểm) gồm người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 ; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc trung ương.

Chỉ quy định một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên

Thông tư 08/2023 của Bộ GD&ĐT sửa đổi một số quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Theo đó, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng được loại bỏ. Thông tư chỉ quy định một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Bộ cũng quy định không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển chức danh nghề nghiệp. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Thông tư 08/2023 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 30/5.

Xếp lương giáo viên sẽ tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm

Tại Thông tư 08/2023, Bộ GD&ĐT vẫn giữ nguyên quy định giáo viên được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào được xếp lương theo hạng đó như hiện hành.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT thông tin khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 2 tiêu chuẩn là trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.

chinh sach giao duc anh 2

Từ 30/5, lương giáo viên sẽ tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Ảnh: Việt Linh.

Giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp hiện được xếp theo Thông tư liên tịch số 20,21,22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề.

Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, giáo viên sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.

Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ

Cũng tại Thông tư 08/2023, Bộ GD&ĐT cũng sửa yêu cầu phải có bằng thạc sĩ đối với giáo viên tiểu học, THCS hạng I được quy định ở Thông tư 02/2021.

Theo đó, tính từ ngày thông tư có hiệu lực, bộ chỉ yêu cầu bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học và THCS.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo, giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học, THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

Điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Thông tư số 08/2023 của Bộ GD&ĐT, thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được điều chỉnh từ 9 năm xuống còn 3 năm, thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm.

Do đó, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần chú ý đảm bảo tích lũy đủ thời gian theo đúng quy định của bộ.

Chương trình đào tạo cao đẳng mầm non phải được công khai

Thông tư 07/2023 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực thi hành từ 25/5, quy định chương trình đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non phải được công khai với sinh viên trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học.

Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non có 2 phương thức, gồm đào tạo chính quy và đào tạo vừa làm vừa học.

Đối với đào tạo chính quy, các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng 6-20h các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

Đối với đào tạo vừa làm vừa học, các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Phụ huynh thương con vất vả khi trường lớp Hà Nội quá tải

Năm học tới, số học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng mạnh khiến nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên, lo trường lớp công lập tiếp tục quá tải.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm