1. Bún mắm cua là đặc sản ở tỉnh Tây Nguyên nào?
Bún cua thối hay bún mắm cua là đặc sản nổi tiếng ở Gia Lai. Món ăn gây tò mò với nhiều thực khách bởi hương vị đặc trưng. Người ta giã nhuyễn cua đồng, lọc lấy nước rồi ủ nước cua tươi khoảng một ngày đêm để lên men, chuyển màu đen, dậy mùi nồng thì đem chế biến thành nước dùng. Một tô bún mắm cua trọn vẹn còn có măng le, da heo chiên giòn, trứng, chả, bánh phồng tôm... Ảnh: Mytour. |
2. Món cơm nào dưới đây là đặc sản của vùng Tây Nguyên?
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo nếp trộn cùng nước cốt dừa, dừa nạo, vừng... Món ăn này thu hút du khách nhờ cách chế biến cho vào ống tre, nứa và nướng chín trên lửa thơm lừng. Cơm lam thường được ăn kèm thịt gà nướng chấm với muối sả hoặc muối ớt xiêm rừng tạo nên hương vị đúng chuẩn Tây Nguyên. Ảnh: Surigiau11. |
3. Kon Tum có món gỏi nổi tiếng nào?
Món ăn có tên gọi là "gỏi lá" vì thành phần có ít nhất 40 loại lá khác nhau, mỗi lá mang một hương vị đặc trưng của vùng rừng núi Tây Nguyên. Khi ăn, thực khách phải khéo léo sắp các lá thành hình phễu rồi cho nhân gồm thịt ba chỉ, da heo và tôm rang vào giữa. Gỏi lá được chấm vào nước sốt sền sệt được làm theo công thức đặc biệt của người Tây Nguyên. Ảnh: Vietnamlocalfood. |
4. Loại gia vị nào đặc trưng trong ẩm thực Tây Nguyên?
Muối kiến vàng là một gia vị độc đáo của người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Món ăn là sự kết hợp kiến giòn dai, trứng kiến béo ngậy cùng lá é, ớt xiêm, muối hạt... tạo thành vị cay mặn đặc trưng. Đặc biệt, muối kiến sẽ hấp dẫn hơn khi được thưởng thức kèm các món nướng. Ảnh: Đặc sản Gia Lai. |
5. Ở Đắk Lắk có món đặc sản nào dưới đây?
Măng xào vếch bò là đặc sản của dân tộc Ê Đê tại tỉnh Đắk Lắk. Vếch bò chính là lòng phèo của bò. Món ăn có vị hơi đắng của vếch bò, vị ngọt thanh của măng rừng hoà quyện cùng vị cay của ớt, hạt tiêu và hương thơm của các loại lá cây, gia vị khác. Măng nướng xào vếch bò thường được dân địa phương ăn cùng cơm trắng nóng hổi. Ảnh: Timhieuvietnam. |
6. Gia Lai nổi tiếng với món phở nào?
Phở khô Gia Lai là hương vị thân thuộc mỗi ngày của người dân địa phương. Điểm nhấn của món ăn này là được phục vụ bằng 2 tô. 1 tô đựng phở trộn với hành phi, thịt băm, cà rốt, ớt xay và tô còn lại là nước dùng được hầm từ gà, bò, xương heo có vị ngọt thanh. Khi thưởng thức, thực khách dùng loại tương lên men từ đậu nành và đường vàng do chuẩn người Gia Lai làm trộn cùng phở khô để tăng hương vị. Ảnh: Ansapbmt. |
7. Xôi măng là đặc sản của tỉnh nào?
Ở Kon Tum, xôi măng được nhắc đến như một món ăn sáng quen thuộc của người dân. Măng được tẩm ướp vừa vị, kho cùng thịt hoặc cá để ăn kèm với xôi dẻo. Xôi măng có thêm bột nghệ nên mang màu vàng đặc trưng, hấp dẫn. Ảnh: Vibaoquach2016. |