Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 dấu hiệu cha mẹ lý tưởng nuôi con hạnh phúc

Theo Bright Side, nếu đứa trẻ luôn muốn chia sẻ mọi điều với cha mẹ, không sợ hãi nếu chẳng may bị điểm kiểm, đó có thể là dấu hiệu bạn đã thực hiện rất tốt vai trò làm cha mẹ.

nuoi day con tot anh 1

1. Con bạn chia sẻ vấn đề với bạn: Thật vui khi con luôn muốn kể cho bạn nghe về những thành công và thành tích của chúng. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu trẻ có thể chia sẻ với bạn cả những vấn đề khó khăn mà chúng đang gặp phải. Đó là dấu hiệu của sự tin tưởng và mối quan hệ lành mạnh. Cha mẹ nên tạo điều kiện để con cái cảm thấy thoải mái và an toàn khi chia sẻ, đồng thời thể hiện sự thấu hiểu và hỗ trợ. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 2

2. Bạn không nghĩ điểm số tốt là tất cả: Nếu con bạn lỡ bị điểm kém ở trường, chúng thoải mái chia sẻ với bạn mà không sợ hãi che giấu, đó là dấu hiệu tốt. Những bậc cha mẹ tốt là người có thể giải thích cho con hiểu rằng việc học giỏi ở trường là tốt, nhưng kiến ​​thức nhận được mới thực sự quan trọng, chứ không phải điểm số. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 3

3. Không gian riêng tư luôn được tôn trọng: Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ em nên gõ cửa trước khi vào phòng, nhưng chính cha mẹ không phải lúc nào cũng tuân theo quy tắc này. Các quy tắc trong gia đình phải giống nhau đối với tất cả mọi người. Tôn trọng không gian riêng tư của con cái bạn và chúng sẽ làm như vậy với bạn. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 4

4. Không chỉ trích con: Cha mẹ tốt sẽ không chỉ trích con cái của họ và cũng không gọi chúng là đồ ngu ngốc, béo phì hay lười biếng. Những lời này có thể là nguyên nhân khiến trẻ bất an trong một thời gian dài, thậm chí có thể là mãi mãi. Hãy lựa chọn từ ngữ cẩn trọng và nói chính xác những gì bạn thất vọng, nhưng đừng xúc phạm con. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 5

5. Bạn thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi: Mọi người đều có lúc mắc sai lầm, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh quên rằng họ không chỉ dạy con cái mình xin lỗi mà còn phải cho chúng thấy cách làm điều đó. Nếu bạn nhận ra mình đã phản ứng thái quá và không nên như vậy, đừng ngại nói lời xin lỗi con. Một người có thể thừa nhận điểm yếu hay lỗi sai của chính mình là một người mạnh mẽ. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 6

6. Bạn không áp đặt sở thích của mình lên con cái: Trẻ em nên được làm những việc mà chúng thích, chứ không phải những việc mà cha mẹ thích. Thật tuyệt nếu một người cha thường chơi bóng đá và con trai anh ấy cũng yêu thích nó. Nhưng nếu con bạn yêu thích âm nhạc hoặc khiêu vũ, hãy học cách ủng hộ tài năng của con và đừng áp đặt ước mơ của bạn lên chúng. Cha mẹ tốt khuyến khích con cái phát triển và giúp chúng trở thành những người hạnh phúc, được làm những gì chúng mong muốn. Ảnh: Freepik.

nuoi day con tot anh 7

7. Bạn tin tưởng con: Hãy tưởng tượng bố hoặc mẹ đến trường và giáo viên nói rằng trẻ cư xử không đúng mực. Nhiều người không cố gắng tìm hiểu sự việc mà về nhà và bắt đầu quát tháo. Đây là một tình huống xảy ra rất thường xuyên. Tuy nhiên, đó là cách giải quyết tình huống tồi tệ. Khi nghe thông tin về hành vi không đúng của con, cha mẹ không nên phản ứng ngay mà cần bình tĩnh và tìm hiểu kỹ hơn. Bạn nên dành thời gian lắng nghe con giải thích về sự việc, không nên vội vàng kết tội. Nếu con gặp khó khăn, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp đỡ con giải quyết vấn đề một cách tích cực. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Làm ngay 6 điều này để con bạn thành người lạc quan

Theo nhà tâm lý học xã hội Martin Seligman, lạc quan liên quan đến nhiều lợi ích, bao gồm giảm trầm cảm, thành công hơn và sức khỏe thể chất tốt hơn.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm