Chuyển dạ là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường đối với phụ nữ đang mang thai. Đây là quá trình em bé và nhau thai rời khỏi tử cung. Nó được đặc trưng bởi các cơn co tử cung liên tục, đau đớn khiến cổ tử cung giãn ra và mờ đi, cho phép thai nhi di chuyển qua đường sinh.
Dấu hiệu chuyển dạ
Thông thường, các dấu hiệu chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng và từ từ nhưng thực tế quá trình chuyển dạ mỗi người là khác nhau và thậm chí không giống lần mang thai khác của một thai phụ.
Thời gian chuyển dạ của mỗi sản phụ có sự khác biệt nhất định và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như ngôi thai, đầu thai có kích thước như thế nào, đặc điểm cấu tạo ống sinh dục của người mẹ,…
Chuyển dạ thường được chia thành ba giai đoạn:
- Chuyển dạ sớm: Giai đoạn dài nhất và ít dữ dội nhất, bao gồm cổ tử cung mỏng đi và các cơn co thắt có thể từ nhẹ đến mạnh.
- Chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung giãn ra từ 3-4 cm đến 7 cm và các cơn co thắt mạnh hơn.
- Chuyển dạ chuyển tiếp: Giai đoạn dữ dội nhất, bao gồm các cơn co thắt tăng mạnh, trung bình từ 60 đến 90 giây.
Chuyển dạ là quá trình khó khăn cuối cùng trong thai kỳ. |
Trong khi phải mất chín tháng mang thai để bào thai phát triển, hoàn thiện thì quá trình chuyển dạ và sinh nở chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ.
Một số điều có thể xảy ra khi chuyển dạ
Đại tiện không chủ ý
Vì các cơ được sử dụng khi đại tiện cũng được sử dụng trong quá trình chuyển dạ nên có thể để một cơ tuột ra ngoài và điều đó hoàn toàn bình thường. Việc một sản phụ đi tiêu không chủ ý khi chuyển dạ là điều rất bình thường. Điều đó thực sự có nghĩa là các cơ thích hợp đang được sử dụng để đẩy em bé ra ngoài.
Gây tê ngoài màng cứng, làm tê nửa dưới cơ thể có thể làm tăng khả năng đi tiêu không kiểm soát.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn không chỉ do ốm nghén mà cũng có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, khi chuyển từ chuyển dạ tích cực sang rặn đẻ. Ngoài ra, đôi khi gây tê ngoài màng cứng có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến nôn.
Chuyển dạ kéo dài
Giai đoạn tiềm ẩn kéo dài hoặc giai đoạn chuyển dạ đầu tiên kéo dài hơn 20 giờ đối với những người lần đầu làm mẹ và hơn 14 giờ nếu đã từng sinh con trước đó. Chuyển dạ tiềm ẩn kéo dài có thể xảy ra mệt mỏi và đôi khi bực bội. Tuy nhiên, điều này hiếm khi dẫn đến biến chứng và không phải là dấu hiệu cho việc sinh mổ. Nếu cổ tử cung của mẹ bầu chậm giãn và mỏng, chỉ cần cố gắng kiên nhẫn và thư giãn.
Trường hợp chuyển dạ bị ngừng là khi ối giãn ra ít nhất 6 cm với màng ối bị vỡ và có hơn 4 giờ co bóp đủ hoặc hơn 6 giờ không có cơn co thắt không đủ và không có thay đổi ở cổ tử cung. Nếu trường hợp này xảy ra, các bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp can thiệp để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.
Chuyển dạ nhanh
Một số mẹ bầu có quá trình chuyển dạ thực sự nhanh chóng. Chuyển dạ nhanh là khi em bé chào đời chưa đầy ba giờ sau khi các cơn co thắt bắt đầu.
Hầu hết, chuyển dạ nhanh thường không xảy ra vấn đề gì nhưng có một số lo ngại nếu chuyển dạ nhanh xảy ra. Vì nếu không đến bệnh viện kịp thời có thể xảy ra những rủi ro như:
- Cảm thấy lúng túng và khó tìm ra phương pháp xử lý thích hợp;
- Tăng nguy cơ rách cổ tử cung hoặc âm đạo;
- Xuất huyết từ tử cung hoặc âm đạo;
- Nhau thai không bong;
- Tăng nguy cơ truyền máu;
- Nằm viện kéo dài;
- Nước ối vỡ có thể gây nguy hiểm...
Rách âm đạo
Hầu hết bà mẹ sinh thường con đầu lòng đều gặp phải vấn đề này, vì các mô ở bộ phận sinh dục ít linh hoạt so với những bà mẹ đã từng sinh con.
Chuyển dạ sinh con sẽ có 3 giai đoạn chính. |
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khoảng 53 - 79% phụ nữ bị rách âm đạo ở một mức độ nào đó khi sinh con. Rách cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 có thể chỉ gây khó chịu nhẹ trong vài tuần nhưng rách cấp độ 3 và cấp độ 4 có thể cần tới vài tuần mới lành.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt tầng sinh môn và việc này chỉ thực hiện chúng khi thực sự cần thiết như cần xử lý gấp để nhanh chóng sinh con hoặc để ngăn vết rách lớn hơn. Các mũi khâu sẽ giúp sửa chữa phần đáy chậu bị rách hoặc bị cắt.
Rách trực tràng
Thai phụ cũng có thể bị rách trực tràng trong quá trình khi đẩy em bé ra ngoài. Đây là trường hợp ít phổ biến nhất khi sinh con qua đường âm đạo.
Một cách để giảm rách trực tràng là chườm ấm vùng đáy chậu trong giai đoạn rặn đẻ. Xoa bóp đáy chậu thường được thực hiện để giúp ngăn ngừa rách khi sinh con qua đường âm đạo. Thường xuyên xoa bóp đáy âm đạo bằng dầu hoặc chất bôi trơn gốc nước được cho là làm mềm mô, giúp nó dẻo dai hơn và cải thiện tính linh hoạt.
Nhau thai không bong
Khi em bé chào đời, quá trình chuyển dạ chưa kết thúc mà các cơn co thắt tiếp tục diễn ra sau sinh vì cơ thể sản phụ cần đẩy nhau thai ra khỏi tử cung. Các cơn co thắt cũng cần thiết để giảm lượng máu sau sinh. Bong nhau thai thường tự xảy ra trong vòng 30 phút đầu sau khi sinh vì nhau thai tách ra khỏi thành tử cung và bị đẩy ra ngoài theo các cơn co thắt. Nếu điều đó không tự động xảy ra thì hiện tượng này được gọi là nhau thai không bong (nhau thai bị giữ lại).
Các triệu chứng của nhau thai không bong, sót nhau thai như sốt, tiết dịch có mùi hôi, chảy máu nhiều hoặc đau liên tục. Các biến chứng có thể bao gồm xuất huyết, lạc nội mạc tử cung và nhiễm trùng.
Khi bị sót nhau thai, các bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn cẩn thận về việc quản lý nhau thai bị sót. Có thể sử dụng thuốc làm giãn tử cung, sản phụ tích cực nên cho con bú, điều này giúp tử cung co bóp đủ để đẩy nhau thai ra ngoài. Biện pháp cuối cùng là có thể cần phải loại bỏ thủ công để loại bỏ nhau thai khỏi cơ thể.
Một ngày chúng ta không còn ký ức
Khi bị Alzheimer, thùy trán và thùy đỉnh của não bộ đều tổn thương nghiêm trọng. Ký ức về những chuyện đã qua dần biến mất. Người bệnh cũng không thể ghi nhớ các thông tin mới. Bệnh đãng trí hay chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và thân nhân trong gia đình. Những lời khuyên trong Cẩm nang chăm sóc người bị đãng trí của tác giả - bác sĩ Lee Kang Joon, một chuyên gia về các bệnh lý tâm thần sẽ giúp bạn đọc chăm sóc người thân bị chứng đãng trí một cách hiệu quả hơn.