Bệnh nhân ung thư gan điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: PV. |
Thông tin trên được bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ tại Hội nghị toàn quốc về Bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS mới được tổ chức.
Theo bác sĩ Cấp, ung thư gan đang là bệnh đứng đầu trong các loại ung thư ở Việt Nam và thủ phạm chủ yếu gây bệnh này là nhiễm viêm gan virus B và C.
Tại Việt Nam, ước tính khoảng 20% dân số nhiễm viêm gan virus B, C. Trong hơn 90% trường hợp, virus được loại bỏ tự nhiên sau khi nhiễm bệnh, không trở thành mạn tính. Số bệnh nhân còn lại không loại bỏ được virus và trở thành "người mang mầm bệnh mạn tính" hay “viêm gan virus B mạn” với nguy cơ sau đó xuất hiện xơ gan hoặc ung thư gan, đặc biệt với trường hợp không theo dõi và điều trị cụ thể.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo nhiều người nghĩ viêm gan B chung sống hòa bình nhưng nếu không kiểm soát tải lượng virus, gan sẽ bị phá hủy trầm trọng lâu dần dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Người bệnh cần kiểm soát tốt, kéo lượng virus xuống thấp sẽ không gây hại và lây nhiễm cho người khác.
Đặc biệt, bác sĩ Cấp cảnh báo trẻ nhỏ lây nhiễm viêm gan virus B từ mẹ rất nguy hiểm, khả năng tiến triển thành xơ gan, ung thư gan khi 20-30 tuổi.
“Đây là vấn đề tệ hại nếu chúng ta không quan tâm tới sàng lọc viêm gan virus ở phụ nữ mang thai”, bác sĩ Cấp nói.
Để phòng lây bệnh cho con, người mẹ phải không nhiễm virus viêm gan B. Trường hợp mẹ đã nhiễm virus cần điều trị để kéo ngưỡng virus về thấp nhất có thể và quá trình sinh nở cần được kiểm soát thật tốt.
Những đứa trẻ lây viêm gan B từ mẹ phải tiêm huyết thanh loại bỏ sớm virus để gan không nhiễm bệnh.
Thời gian đầu, người bệnh viêm gan B có thể xuất hiện dấu hiệu giống như cúm (sốt, đau cơ và khớp), sau đó mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Những dấu hiệu này dần biến mất sau 2 đến 6 tuần. Viêm gan B cấp tính sẽ tiến triển theo hướng khỏi hoặc trở thành mạn tính. Trong những trường hợp rất hiếm, viêm gan B cấp tính có thể ở thể gây tổn thương thần kinh, nguy cơ hôn mê và không qua khỏi.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm HBsAg. Phụ nữ đang mang thai phải kiểm tra xem có viêm gan B hay không trước khi sinh con. Trong cộng đồng, người dân cần tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus.
Theo Globocan năm 2022, tại Việt Nam ung thư gan đứng đầu ở nam giới với 24.502 ca mắc và 23.333 ca không qua khỏi chiếm 13,6% ca mắc mới nhưng tỷ lệ không qua khỏi lên tới 16% trong tổng số các bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm liên quan đến công việc cao hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez cho thấy thực tại của lỗ hổng dữ liệu giới - những khoảng trống câm lặng đầy rẫy trong nền văn hóa của chúng ta.