Trẻ em vốn nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những hành động thiếu tế nhị. Thay vì quát mắng, miệt thị, cha mẹ hãy chân thành đúng lúc, nghiêm túc đúng chỗ trong việc dạy con.
|
Đừng quát mắng khi trẻ không làm gì có hại: Trẻ con rất thích khám phá, dùng phần lớn thời gian để học hỏi, tìm hiểu thế giới bên ngoài. Nếu việc làm đó không ảnh hưởng đến sức khỏe của con hay làm phiền người khác, bạn nên ủng hộ, thay vì quát mắng. |
|
Đừng dùng bạo lực khi dạy con: Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của con trẻ, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách. Hành động quát tháo, dùng tay chân khi dạy con nên hạn chế. Hãy dạy con bằng cách ôn hòa và có tính góp ý, giúp con đi đúng hướng. |
|
Đừng mắng trẻ ở chỗ đông người: Trẻ con vốn nhạy cảm, quát mắng và phạt con ở nơi công cộng khiến bé xấu hổ và gây ám ảnh tâm lý. Điều này thôi thúc hành động này của chúng lặp đi lặp lại, luôn tìm cách thỏa mãn bản tính trẻ con. |
|
Phạt thay vì hăm dọa trừng phat: Lời trừng phạt của các bậc phụ huynh nếu không thực hiện, trẻ sẽ cảm thấy vô nghĩa. Vì vậy, hãy phạt con đúng chỗ, đúng tội. Điều này giúp trẻ ý thức đâu là hành động nên làm và không nên làm. |
|
Không thiên vị con cái: Thông thường, cha mẹ chỉ trừng phạt anh/chị lớn. Điều này dẫn đến hai hệ lụy: Một là người em trong tương lai sẽ ương ngạnh, không biết nhận lỗi và luôn tìm cách thoái thác; hai là người anh luôn cảm thấy mình bị bắt nạt, dần trở nên khép kín trong cuộc sống. |
|
Đừng dùng lời lẽ miệt thị con cái: Khi nóng giận, các bậc phụ huynh khó lòng kiềm chế cảm xúc, đôi khi vô tình khiến họ văng tục hoặc nói lời xúc phạm con cái. Nếu bạn không tôn trọng con mình, chúng sẽ cảm thấy những lời nói miệt thị rất bình thường, dần hình thành thói xấu. |
|
Nên áp dụng hình phạt đúng độ tuổi: Trẻ con ở mỗi độ tuổi nên có cách dạy dỗ và phạt riêng. Bạn không thể dùng hình phạt cấm ra ngoài đối với trẻ 5 tuổi, vì đó là điều hiển nhiên. Nên có phương pháp dạy con hiệu quả và tránh làm tổn thương, ảnh hưởng tâm lý con cái sau này. |
Hoài Vỹ
Tranh: Alice Perkmini
dạy con khôn khéo
dạy con không làm tổn thương
cách dạy con
dạy con sao không làm tổn thương con