Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 kiểu nuôi dạy ngăn trẻ thành người ưu tú

Nuôi dạy con sai cách tác động tiêu cực đến tinh thần, thể chất của trẻ, dẫn đến lòng tự trọng thấp, các vấn đề hành vi, kết quả học tập kém, thậm chí là phạm pháp.

day con thanh tai anh 1

1. Áp đặt sự tuân thủ mù quáng: Theo Parentingstyles, một kiểu hành vi tiêu cực trong nuôi dạy con cái là đòi hỏi trẻ phải tuân theo mệnh lệnh một cách vô điều kiện, ngay cả trong những tình huống không liên quan đến an toàn, sức khỏe hay sự thoải mái của trẻ. Trong môi trường này, trẻ không được phép hành động trái ý cha mẹ, bày tỏ quan điểm khác biệt hoặc chỉ ra những sai sót của cha mẹ. Việc ép buộc trẻ tuân phục một cách mù quáng sẽ tước đi khả năng suy nghĩ độc lập và phát triển óc phán đoán đúng đắn.

day con thanh tai anh 2

2. Bỏ qua hoặc không kiểm soát hành vi sai lệch của trẻ: Cha mẹ không giám sát hoặc can thiệp khi trẻ có hành vi xấu là một biểu hiện của cách nuôi dạy con không đúng đắn. Họ có thể đặt ra rất ít quy tắc hoặc không kiên quyết thực hiện chúng. Kết quả là những hành vi có vấn đề mà trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát, như nói dối, trộm cắp, hung hăng, trốn học, lại bị phớt lờ. Trẻ em có cha mẹ quá nuông chiều hoặc bỏ bê thường thiếu khả năng tự chủ, ý thức trách nhiệm và sự tôn trọng với người khác.

day con thanh tai anh 3

3. Kỷ luật bằng sự đe dọa: Các hình phạt khắc nghiệt có thể bao gồm la mắng, chửi rủa, đánh đập hoặc liên tục tước đoạt quyền lợi của trẻ. Thực tế, khi các hormone căng thẳng giải phóng, trẻ không thể tiếp thu bài học hay tư duy phản biện một cách hiệu quả, mà chỉ đơn thuần phản ứng theo cảm xúc với nỗi sợ hãi. Trẻ em lớn lên với những trải nghiệm tồi tệ trong thời thơ ấu có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, các triệu chứng thể chất và cảm thấy ít hài lòng với cuộc sống hơn.

day con thanh tai anh 4

4. Khăng khăng giữ quan điểm nuôi dạy sai lầm: Một số cha mẹ vẫn giữ những quan niệm nuôi dạy con cái đi ngược lại các bằng chứng khoa học. Dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tiêu cực, họ vẫn từ chối thừa nhận tác hại từ những phương pháp đó. Sự cố chấp này cho thấy họ đặt niềm tin cá nhân lên trên lợi ích của con cái. Ví dụ, họ luôn tin rằng "tôi ngày xưa cũng bị như thế mà có sao đâu", hoặc dùng câu "trẻ con bây giờ..." để biện minh cho sự bảo thủ, không chịu thay đổi của mình.

day con thanh tai anh 5

5. Ép con thực hiện ước mơ của cha mẹ: Những bậc phụ huynh không thể đạt được tham vọng của mình buộc con cái trở thành người xuất sắc và thực hiện ước mơ của họ, bất chấp điều này có thể đi ngược lại với tài năng và sở thích tự nhiên của trẻ. Cha mẹ độc hại ép buộc con cái lựa chọn nghề nghiệp, khiến chúng từ bỏ con đường mà chúng cảm thấy có năng khiếu và đam mê.

day con thanh tai anh 6

6. Gạt bỏ cảm xúc của trẻ: Một số cha mẹ không cho con thể hiện cảm xúc tiêu cực. Đương nhiên, việc cho trẻ nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề là tốt. Tuy nhiên, phụ huynh không nên vì thế mà gạt bỏ hoàn toàn cảm xúc tiêu cực của con. Điều này khiến trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân, dẫn đến trầm cảm và khó xử lý vấn đề cảm xúc khi trưởng thành.

day con thanh tai anh 7

7. Làm thay con: Cùng con thực hiện mục tiêu tưởng chừng là sự hỗ trợ tốt cho trẻ. Nhưng thực tế, nhiều cha mẹ sốt sắng đến mức làm thay mọi việc để con hoàn thành mục tiêu. Điều này khiến trẻ khó tự lập và dễ sa sút trong cuộc sống sau này.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

7 dấu hiệu cha mẹ đang chiều chuộng con quá mức

Cha mẹ nào cũng muốn con được hạnh phúc, nhưng việc chiều chuộng quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm