Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 phim bom tấn ngốn nhiều tiền nhất trong lịch sử

Khi sản xuất các bộ phim bom tấn, không ít nhà sản xuất phải đối mặt với khó khăn khi chi phí lên đến hàng trăm triệu USD.

Dù thành công hay thất bại, những bộ phim dưới đây đều là những bộ phim đáng chú ý với mức chi phí khủng.

The Lone Ranger (2013)

The Lone Ranger, với sự góp mặt của các ngôi sao Armie Hammer và Johnny Depp, là một ví dụ điển hình trong danh sách những bộ phim bom tấn gặp thất bại do vấn đề chi phí sản xuất.

Ban đầu kinh phí thực hiện phim dự tính khoảng 215 triệu USD nhưng con số nhanh chóng lên tới 250 triệu USD. Giám đốc chỉ đạo Gore Verbinksi và nhà sản xuất Jerry Bruckheimer đã lược bỏ một số cảnh quay để cắt giảm chi phí. Nhưng cuối cùng bộ phim vẫn không thu hồi lại được một nửa số vốn đã bỏ ra.

Titanic (1997)

Trong bộ phim này, đạo diễn James Cameron muốn thực hiện các cảnh quay dưới nước ngay tại xác chiếc tàu đắm nổi tiếng. Nhưng luật pháp nước Mỹ cấm điều đó. Vậy là ông yêu cầu hãng Fox và Paramount chi ra 6 triệu USD để được phép lên một chiếc tàu nghiên cứu của Nga, Akademik Mstislav Keldysh. Nhưng những cảnh quay đó lại không được đưa lên màn ảnh.

Nhà sản xuất đã vô cùng lo lắng khi biết chi phí cho bộ phim lên đến con số 200 triệu USD. Cameron chia sẻ, chi phí sản xuất bộ phim này đã vượt mức dự tính 8%. Thật may cuối cùng bộ phim này đạt kỷ lục ấn tượng khi thu về 1,8 tỷ USD tiền bán vé trên toàn thế giới.

The Hunger Games: Catching Fire (2013)

Sau khi vụ rùm beng liên quan đến kinh phí sản xuất, bộ phim này đã đạt mức doanh thu gấp 10 lần so với số vốn đầu tư ban đầu.

Tiếp nối thành công ngoài mong đợi của phần một, vốn đầu tư cho dự án phim Catching Fire tăng từ 78 triệu lên tới 130 triệu USD. Đặc biệt trong phần này, Jennifer Lawrence được trả 10 triệu USD trong khi phần một cô chỉ được trả 500.000 USD.

Avatar (2009)

Vốn đầu tư cho bộ phim Avatar được thông báo chính thức là 237 triệu USD nhưng trên thực tế, con số này lên tới 300 triệu USD.

Tất nhiên , sau đó bộ phim này đã trở thành bộ phim đạt mức doanh thu cao nhất khi được công chiếu, theo sau là bộ phim Titanic của James Cameron.

Cleopatra (1963)

Cleopatra có mức kinh phí thực hiện tương đương gần 340 triệu USD. Một trong những lý do lớn nhất khiến cho chi phí sản xuất phim tăng vọt là do việc bộ phim liên tục trì hoãn trong quá trình sản xuất.

Đây được coi là một trong những siêu phẩm đình đám nhất của làng điện ảnh thế giới, với sự tham gia của các siêu sao, ngốn đến siêu kinh phí sản xuất nhưng lại là bộ phim siêu thất bại gây “choáng” cả Hollywood với kết thúc thảm thương là 57,7 triệu USD.

Waterworld (1995)

Kinh phí sản xuất bộ phim lên tới 271,3 triệu USD. Tại thời điểm ra mắt, Waterworld phá vỡ nhiều kỷ lục về chi phí sản xuất trước đó, nhưng bộ phim lại nhận được nhiều đánh giá tiêu cực từ giới phê bình và người hâm mộ.

Waterworld không thể thu hồi vốn sản xuất trong thời gian chiếu rạp và phải nhờ tới doanh thu của các định dạng như DVD hay VHS mới có thể phần nào gỡ gạc được con số khổng lồ nói trên. Giống như Cleopatra, Waterworld gặp không ít vấn đề trong quá trình sản xuất và khiến cho chi phí thực hiện vượt hơn 75 triệu USD so với dự kiến ban đầu.

World War Z (2013)

World War Z (Thế chiến Z) là bộ phim hành động, tâm lý, kinh dị về chủ đề xác sống (zombie) của đạo diễn Marc Forster (Monster's Ball, Finding Neverland) với phần kịch bản do Matthew Michael Carnahan đảm nhận. Kinh phí thực hiện bộ phim này dao động từ 190 - 220 triệu USD trong khi chi phí dự tính ban đầu là 125 triệu USD.

Tuy nhiên ngay sau tuần đầu tiên công chiếu, tổng số doanh thu đạt được trên toàn thế giới của bộ phim World War Z đã lên tới 502,6 triệu USD

 

http://depplus.vn/tin-tuc/01-08-2014/7-phim-bom-tan-ngon-nhieu-tien-nhat-trong-lich-su/39/19134/

Theo Matt Bromaqin/ Depplus

Bạn có thể quan tâm