1. Không để trẻ làm việc nhà: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ chỉ cần tập trung học tập, không cần làm việc nhà. Thực tế, làm việc nhà không khiến trẻ căng thẳng như người lớn nghĩ, ngược lại nó giúp trẻ trở thành những người có trách nhiệm, tự giác. Cha mẹ có thể hướng dẫn con làm những công việc phù hợp với độ tuổi để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thành thói quen làm việc, biết chịu trách nhiệm sẽ là cơ hội để trẻ thấy mình là người có năng lực, bản lĩnh. Ảnh: DFWChild. |
2. Không cho con phạm sai lầm: Khi chứng kiến con thất bại, gặp khó khăn, nhiều phụ huynh sẽ nhanh tay "giải cứu". Tuy nhiên, sai lầm này của cha mẹ có thể đánh mất cơ hội sửa sai của nhiều đứa trẻ. Nếu được cha mẹ giúp đỡ quá nhiều, trẻ dễ trở nên ỷ lại hoặc không dám đối diện với thực tế. Mỗi vấp ngã là một cơ hội tốt để trẻ xây dựng nền tảng sức mạnh cho bản thân, cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều. Ảnh: Parents. |
3. Kìm hãm cảm xúc của trẻ: Người lớn có xu hướng quát mắng mỗi khi trẻ khóc hoặc nhanh chóng "mua chuộc" để xoa dịu những đứa trẻ đang tức giận. Các nhà nghiên cứu nhận thấy phương pháp này tác động lớn đến trí tuệ cảm xúc và tâm lý trẻ. Điều cha mẹ cần làm là giúp con tự điều chỉnh cảm xúc và cho trẻ không gian riêng để bình tĩnh lại. Khi biết quản lý cảm xúc cá nhân, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng và biết đối diện với những vấn đề trong tương lai. Ảnh: Womensbyte. |
4. Áp đặt tâm lý nạn nhân cho trẻ: "Chúng ta không thể mua cái này vì nhà nghèo", "Chúng ta không có tiền", những lời nói độc hại này sẽ khiến trẻ tự mặc định hoàn cảnh sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng. Qua đó, các em sẽ cảm thấy tự ti, cho rằng bản thân không đủ khả năng để tạo ra tương lai tốt đẹp cho chính mình. Thay vì áp đặt tâm lý nạn nhân, cha mẹ có thể khuyến khích con làm những điều tích cực để đạt được thứ mình muốn. "Khi được chủ động, trẻ sẽ tin vào năng lực và tương lai của bản thân", nhà tâm lý học Amy Morin nói với CNBC. Ảnh: Psychologists One. |
5. Bao bọc con quá mức: "Cha mẹ trực thăng" là thuật ngữ dùng để mô tả những bậc phụ huynh luôn theo sát, bảo vệ con mọi lúc, mọi nơi. Điều này dễ khiến trẻ bị động, không biết tự xử lý tình huống. Người lớn cần trở thành người hướng dẫn, không nên làm người bảo vệ. Thay vì làm hết mọi thứ cho con, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự lên kế hoạch và trải nghiệm các hoạt động mới. Tự lập sẽ giúp trẻ mạnh mẽ và tin vào khả năng của bản thân. Ảnh: Parenting for Brain. |
6. Đòi hỏi con hoàn hảo: Kỳ vọng và điều tốt, nhưng buộc trẻ phải hoàn hảo sẽ gây phản tác dụng. Khi bị cha mẹ đặt ra những yêu cầu quá cao, trẻ sẽ bỏ cuộc, tự mặc định bản thân không thể làm được. Thay vào đó, cha mẹ có thể đưa ra những mục tiêu có thời hạn, tiêu chuẩn rõ ràng. Ví dụ, đậu đại học là một mục tiêu dài hạn, cha mẹ hãy giúp trẻ xây dựng những kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành mục tiêu đó. Ảnh: Verywell Family. |
7. Phạt trẻ bằng đòn roi: Cha mẹ cần cho con hiểu nhiều hành động có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng không có nghĩa là được phạt đòn khi trẻ phạm lỗi. Đòn roi khiến trẻ thu mình, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Thay vào đó, cha mẹ có thể đặt ra những quy định để trẻ tuân theo. Dạy con bằng hình thức kỷ luật giúp các em đưa ra những lựa chọn lành mạnh, sáng suốt hơn. Ảnh: Verywell Family. |