Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

7 thành phần gây hại 'ẩn mình' trong đồ skincare

Từ paraben, hương liệu tổng hợp đến dầu khoáng, người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn với những sản phẩm có chứa các thành phần hóa học này.

Trong thập kỷ qua, quan điểm của người tiêu dùng đối với sản phẩm làm đẹp đã thay đổi đáng kể, tập trung vào các thành phần an toàn cho da.

"Chất có hại" trở thành thuật ngữ phổ biến để chỉ các thành phần có thể gây hại nhiều hơn lợi ích. Ngược lại, "sạch" được sử dụng cho các sản phẩm không chứa thành phần độc hại, đồng thời mang lại nhiều lợi ích.

Ban đầu, những thành phần gây hại được các nhà sản xuất ưa chuộng vì tính hiệu quả, đa năng và chi phí thấp. Tuy nhiên, chúng thực sự làm giảm chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chăm sóc da. Tệ hơn, người tiêu dùng khó nhận biết "chất có hại" vì chúng thường ẩn mình dưới những cái tên khoa học phức tạp.

Theo SCMP, dưới đây là một số chất gây hại phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da và cách nhận biết chúng.

Paraben

Paraben thường được sử dụng trong những sản phẩm làm đẹp với mục đích ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy vậy, thành phần này gây nhiều tranh cãi bởi ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Các hợp chất này xuất hiện trên nhãn mác dưới nhiều cái tên, từ methylparaben, propylparaben đến butylparaben. Chúng ẩn chứa nguy cơ gây ung thư vú và một số vấn đề sinh sản, cũng như gây kích ứng da, đặc biệt những ai có làn da nhạy cảm.

cham soc da,  skincare co ban,  thanh phan gay hai,  paraben la gi,  sulfate la gi,  huong lieu tong hop anh 1

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới bảng thành phần trong sản phẩm chăm sóc da. Ảnh: Polina Kovaleva/Pexels.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS), paraben vẫn an toàn nếu được sử dụng với nồng độ thấp trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, trước những mối lo của người tiêu dùng, ngành công nghiệp cho ra mắt các sản phẩm không chứa paraben.

Phthalate

Với khả năng tăng cường độ đồng nhất và độ bền của hương thơm, phthalate thường được sử dụng làm dung môi và chất cố định. Tuy nhiên, thành phần này gây tranh cãi về tính an toàn do có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nội tiết và sinh sản.

Bất chấp rủi ro, các cơ quan quản lý trên thế giới lại có phản ứng khác nhau về chất hóa học này. Liên minh châu Âu đã hạn chế hoặc cấm một số loại phthalate cụ thể, trong khi FDA tiếp tục đánh giá độ an toàn của chúng,

Dù thiếu bằng chứng xác định tác hại của phthalate ở liều lượng thấp, những rủi ro liên quan đến việc gây rối loạn nội tiết đã khiến ngành làm đẹp chuyển sang các sản phẩm không chứa chất hóa học này trong thập kỷ qua.

Hương liệu tổng hợp

Hương liệu tổng hợp được điều chế từ nhiều hợp chất hóa học khác nhau, bao gồm dầu mỏ. Với khả năng sao chép các mùi hương tự nhiên và tạo ra những mùi hương mới, hương liệu tổng hợp được đánh giá cao về tính bền vững, khả năng tạo mùi, độ lưu hương và chi phí thấp.

Dù giúp tăng sức hút của sản phẩm, vẫn có nhiều lo ngại về tính minh bạch về các thành phần tạo nên hương liệu tổng hợp, nghi ngại rằng nhà sản xuất có thể che giấu một số hóa chất.

Bên cạnh đó, hương liệu tổng hợp được được xếp hạng là chất gây dị ứng đáng chú ý, có khả năng gây ra phản ứng dị ứng và kích ứng da, đặc biệt ở người có làn da nhạy cảm hoặc mắc một số tình trạng như chàm.

Chúng cũng có thể gây vấn đề về hô hấp và vấn đề sức khỏe ảnh hưởng toàn bộ cơ thể như hen suyễn, rối loạn thần kinh, đau nửa đầu, thậm chí là trầm cảm. Một số hóa chất hương liệu tổng hợp cũng bị nghi ngờ là chất gây rối loạn nội tiết và gây ung thư, mặc dù chúng thường được sử dụng với liều lượng nhỏ.

Sulfate

Sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium laureth sulfate (SLES) là hai chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, như dầu gội, sữa tắm hay sữa rửa mặt.

cham soc da,  skincare co ban,  thanh phan gay hai,  paraben la gi,  sulfate la gi,  huong lieu tong hop anh 2

Một số chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại vẫn đang được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân. Ảnh minh họa: Rhode.

Chúng được biết đến với khả năng tạo bọt, rửa sạch dầu và bụi bẩn hiệu quả. Tuy nhiên, thành phần này gây tranh cãi vì ẩn chứa khả năng gây kích ứng da.

Sulfate có khả năng loại bỏ dầu tự nhiên trên da, nên có nguy cơ gây khô và kích ứng cho da, thậm chí phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với da nhạy cảm hoặc mắc tình trạng như chàm.

Các cơ quan quản lý như FDA cho biết sulfate an toàn khi sử dụng ở nồng độ mỹ phẩm thông thường. Tuy nhiên, những lo ngại về tác hại của chúng đã khiến người sử dụng lựa chọn các sản phẩm thay thế khác không chứa sulfate.

Polyethylene glycol

Polyethylene glycol (PEG) thường được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp như chất làm mềm và chất nhũ hóa, giúp cải thiện kết cấu của kem, lotion và dầu gội.

Tuy nhiên, chúng gây lo ngại khi có nguy cơ nhiễm độc ethylene oxide và 1,4-dioxane, đều là chất gây ung thư và có khả năng ung thư. Những rủi ro này bắt nguồn từ quá trình sản xuất.

PEG cũng làm tăng khả năng thẩm thấu của da, có thể cho phép các thành phần độc hại thâm nhập sâu hơn vào da. Mặc dù các cơ quan quản lý giám sát việc sử dụng PEG trong mỹ phẩm, những lo ngại về sức ảnh hưởng của chúng đối với sự hấp thụ của da vẫn còn đáng kể.

Dầu khoáng

Với khả năng cung cấp độ ẩm sâu và làm sạch, dầu khoáng thường được tìm thấy ở kem dưỡng và thuốc mỡ. Tuy nhiên, thành phần này còn nhiều tranh cãi về độ tinh thiết và nguy cơ gây bít tắc da.

Dầu khoáng chưa tinh chế có thể chứa hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), chất gây ung thư tiềm ẩn, và có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và kích ứng, đặc biệt đối với làn da dầu hoặc dễ bị mụn.

Mặc dù FDA xác nhận dầu khoáng tinh chế cao trong mỹ phẩm là an toàn, cuộc tranh luận xung quanh thành phần này, cùng với các nghiên cứu đã tìm thấy những tác dụng phụ của dầu khoáng, đã khiến một số thương hiệu cố gắng tránh sử dụng thành phần này.

Cồn

Cồn, như ethanol và isopropyl, thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, như toner và điều trị mụn, nhờ khả năng khô nhanh, làm se và kháng khuẩn. Dù vậy, độ an toàn của chúng vẫn còn nhiều tranh cãi.

Cồn có thể loại bỏ dầu tự nhiên của da, nhưng dễ gây khô, kích ứng và phá vỡ hàng rào bảo vệ da, đặc biệt là đối với da khô hoặc nhạy cảm. Điều này có thể làm trầm trọng thêm mụn và các vấn đề về da khác.

Tuy nhiên, không phải tất cả loại cồn đều có hại. Cồn béo như cetyl có thể hoạt động như chất làm mềm và có lợi cho làn da. Khi nói đến cồn trong chăm sóc da, điểm mấu chốt phụ thuộc vào loại cồn, nồng độ sử dụng và tình trạng da của mỗi người.

Mỹ phẩm tí hon lên ngôi

Không còn đam mê mỹ phẩm cỡ toàn phần (full-size), người trẻ hiện ưa chuộng sản phẩm làm đẹp tí hon, nhỏ gọn như đồ chơi, dễ bỏ túi.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm