Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

8 cách để giải quyết tính ghen tỵ của trẻ

Ghen tỵ là cảm xúc thường gặp ở trẻ em, có thể dẫn đến những cơn tức giận, lo lắng hoặc thái độ ấm ức. Trang MomJunction chỉ ra 8 cách để giải quyết cảm xúc này của trẻ.

nuoi day con anh 1

1. Chuyển đố kỵ thành mục tiêu phấn đấu: Định hướng sự đố kỵ của trẻ theo chiều hướng tích cực là một cách tuyệt vời để giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực của chúng. Ví dụ, nếu trẻ buồn vì bạn bè đạt điểm cao, cha mẹ có thể khuyến khích và thúc đẩy chúng học hành chăm chỉ hơn để đạt được kết quả tốt hơn. Khi trẻ tập trung vào nỗ lực học tập, chúng sẽ không còn chú ý đến việc vượt qua người khác.

nuoi day con anh 2

2. Lắng nghe: Trong hầu hết trường hợp, hành vi ghen tỵ và đố kỵ bắt nguồn từ bên trong trẻ. Chúng có một vấn đề hoặc mối quan tâm cụ thể dẫn đến hành vi đó. Vì vậy, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ để biết lý do chúng ghen tỵ với một người hoặc bất mãn về một tình huống cụ thể. Lý do có thể là trẻ có lòng tự trọng và sự tự tin thấp, không chắc chắn về những mặt tích cực của mình. Điều này khiến chúng ganh tỵ với người khác.

nuoi day con anh 3

3. Kể chuyện: Những câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn thường ẩn chứa nhiều bài học đạo đức. Ngay cả khi bạn không nhấn mạnh mục đích, trẻ em vẫn sẽ tiếp thu được những bài học quý giá trong giai đoạn phát triển. Vì vậy cha mẹ hãy biến việc đọc sách trước khi đi ngủ thành thói quen hàng ngày, chọn cho con những cuốn sách giàu tính giáo dục, đề cao các phẩm chất như lòng tốt, sự quan tâm và biết suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng hành vi đố kỵ là không đúng.

nuoi day con anh 4

4. Khơi dậy thế mạnh riêng ở mỗi trẻ: Trẻ em đều thích được cha mẹ ghi nhận những điểm mạnh của mình. Việc nói về những thế mạnh đó sẽ nuôi dưỡng lòng tự tin cho trẻ. Lý tưởng nhất, phụ huynh có thể giúp mỗi trẻ phát huy một thế mạnh riêng biệt dựa trên sở thích và tính cách của chúng. Bạn có thể khuyến khích các con nói lên những lời khen ngợi dành cho nhau để chúng nhận ra những điểm mạnh độc đáo của người kia.

nuoi day con anh 5

5. Làm gương cho trẻ: Một cách hiệu quả trong nuôi dạy con chính là tự biến mình thành tấm gương. Để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ, cha mẹ hãy khen ngợi người khác về khiếu hài hước, hành vi tốt hoặc bất kỳ phẩm chất nào mà họ sở hữu.

nuoi day con anh 6

6. Dạy con biết chia sẻ: Trẻ em thường có xu hướng hờn dỗi với bạn bè mà không có lý do rõ ràng. Trong những trường hợp này, phụ huynh hãy dạy trẻ về tầm quan trọng của việc sẻ chia và quan tâm. Điều này sẽ giúp trẻ loại bỏ những cảm giác bất an, vui vẻ tận hưởng sự đồng hành của những người bạn mà trước đây chúng từng ganh tỵ.

nuoi day con anh 7

7. Yêu con: Trẻ em trong giai đoạn phát triển cần nhận được nhiều tình cảm và sự yêu thương. Bất kể lý do gì, sự hướng dẫn của cha mẹ kết hợp với tình yêu thương và chăm sóc sẽ giúp trẻ sửa chữa những điều chưa tốt và phát triển theo hướng tích cực một cách nhanh chóng.

nuoi day con anh 8

8. Ngừng so sánh: Việc so sánh trẻ em với nhau là điều không nên bởi nó khiến trẻ cảm thấy bản thân bị hạ thấp giá trị. Bên cạnh đó, những so sánh lặp đi lặp lại có thể gây ra căng thẳng kéo dài. Trẻ em sẽ dễ dàng đi đến kết luận "Bố mẹ yêu thương anh/chị/em mình hơn" hoặc "Bố mẹ nghĩ anh/chị/em mình giỏi hơn". Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không so sánh bài tập, bảng điểm hoặc kết quả kiểm tra của trẻ với anh chị em hay bạn bè.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Kỹ năng giúp trẻ thành công mà nhiều phụ huynh quên dạy

Theo chuyên gia, tập trung cao độ là kỹ năng quan trọng nhất trong thế kỷ XXI nhưng nhiều cha mẹ lại quên dạy con điều này.

Ngọc Bích

Ảnh minh họa: Pexels

Bạn có thể quan tâm