1. Cố chấp cho rằng mọi thứ đều hoàn hảo: Người cầu toàn tiêu cực thường cố gắng tạo ra vẻ ngoài hoàn hảo trước mặt người khác. Họ muốn mọi người nhìn nhận mình là người không có khuyết điểm, thành công dễ dàng mà không gặp trở ngại. Vì vậy, họ thường che giấu những vấn đề, khó khăn mà mình gặp phải. Thay vào đó, họ cố gắng tạo ra một hình ảnh lý tưởng và không có khuyết điểm về cuộc sống của mình. |
2. Đặt ra những kỳ vọng không thực tế: Định nghĩa về sự hoàn hảo của người cầu toàn được quyết định bởi những gì người khác cho là hoàn hảo. Họ quá quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì về công việc, dự án hay mục tiêu của mình, thay vì tập trung vào bản chất của công việc đó. Bên cạnh đó, họ luôn muốn được người khác công nhận và đánh giá cao, điều này khiến họ đặt ra những kỳ vọng quá mức cho bản thân, vượt xa khả năng thực tế. |
3. Trì hoãn và tránh né thử thách: Những người này đặt áp lực rất lớn lên bản thân, khiến nỗi sợ thất bại trở nên quá lớn. Do lo sợ thất bại, họ thường dự đoán trước những hậu quả tiêu cực và tránh những thử thách thay vì đối mặt với chúng. Họ có thể trì hoãn công việc, tìm mọi cách để tránh bắt đầu một dự án mới, thậm chí là từ bỏ hoàn toàn. |
4. Không bao giờ thừa nhận sai lầm: Chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình, chấp nhận rằng có những điều không thể lường trước. Khi gặp vấn đề, chúng ta coi đó là cơ hội để học hỏi và cải thiện. Tuy nhiên, một người cầu toàn cực đoan sợ mắc sai lầm. Họ tự chỉ trích bản thân vì lỗi lầm của mình và căng thẳng về kết quả, khiến họ cảm thấy không đủ năng lực. |
5. Nội tâm khắc nghiệt: Người cầu toàn tiêu cực thường có nội tâm rất khắc nghiệt, liên tục chỉ trích bản thân, cho rằng họ không đủ tốt, không đạt được yêu cầu... Đây gần như là sự tự phê bình khắc nghiệt, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bản thân. Đối phó với sự chỉ trích từ người khác đã là điều mệt mỏi. Nhưng khi sự chỉ trích đó xuất phát từ chính bản thân mình, nó sẽ gây ra áp lực và tổn thương tâm lý rất lớn. |
6. Không chấp nhận hoặc ăn mừng thành công: Họ không thừa nhận chiến thắng của mình hoặc không cảm thấy vui mừng và hài lòng khi hoàn thành mục tiêu. Họ tin rằng họ có thể làm tốt hơn, chỉ chăm chăm vào những thiếu sót và phát hiện ra vấn đề ngay cả khi họ đã đạt được kết quả mong muốn. |
7. Chỉ trích người khác rất gay gắt: Mọi người có thể vô tình chỉ trích người khác, nhưng một người cầu toàn tiêu cực có thể hạ bệ đối phương chỉ để nâng mình lên và khiến bản thân cảm thấy tốt hơn. Điều này có thể khiến đồng nghiệp và bạn bè tránh xa họ. |
8. Nổi nóng khi nhận phản hồi: Những người cầu toàn quá mức có thể nổi giận khi nhận được những lời phê bình hoặc góp ý mang tính xây dựng. Họ bỏ qua những bình luận tích cực hoặc khen ngợi, chỉ tập trung vào phản hồi tiêu cực nhằm cải thiện mục tiêu. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.