1. Luôn muốn mình đúng: Muốn bản thân đúng là bản năng cơ bản của con người, giúp chúng ta định hướng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi mong muốn này biến thành nhu cầu phải luôn luôn đúng, nó có thể bị coi là kiêu ngạo. Biểu hiện là họ tranh luận về quan điểm của mình ngay cả khi không cần thiết, và khó chấp nhận nếu mình sai. Ảnh: Entrepreneur. |
2. Không sẵn sàng học hỏi người khác: Khi một ai đó cảm thấy họ không cần thiết học hỏi từ những người xung quanh, điều đó có thể bị đánh giá là kiêu ngạo. Sự không sẵn sàng học hỏi này có thể hạn chế sự phát triển cá nhân và tạo ra rào cản trong các mối quan hệ. Vì vậy, bạn đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của việc học hỏi từ người khác, bất kể địa vị hay kinh nghiệm của họ. Mọi người bạn gặp đều biết điều gì đó mà bạn không biết. Ảnh: Pexels. |
3. Ít lắng nghe: Trong một cuộc trò chuyện hay thảo luận, cứ mỗi lần bạn bắt đầu chia sẻ, đối phương lại nhanh chóng lái câu chuyện quay lại bản thân mình, không thực sự quan tâm đến những gì bạn nói. Họ hầu như không lắng nghe và chỉ đợi đến lượt mình nói để đưa sự chú ý trở lại mình. Đó chính là một dấu hiệu của sự kiêu ngạo. Ảnh: Pexels. |
4. Thiếu đồng cảm: Nền tảng của mọi mối quan hệ bền chặt chính là sự đồng cảm, thể hiện qua khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác. Đồng cảm có nghĩa là nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ, chứ không chỉ từ góc nhìn của bạn. Khi thiếu đồng cảm, bạn có thể bị đánh giá là kiêu ngạo bởi hành vi ích kỷ hoặc coi thường những trải nghiệm hay cảm xúc của người khác. Ảnh: Pexels. |
5. So sánh bản thân với người khác một cách thường xuyên: Việc so sánh bản thân với người khác đôi khi là điều khó tránh khỏi. Nhưng khi điều này trở thành thói quen, nó không chỉ thể hiện sự kiêu ngạo mà còn cực kỳ không lành mạnh. Theo các nghiên cứu khoa học, việc liên tục so sánh bản thân với người khác có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và lòng tự trọng thấp. Ảnh: Pexels. |
6. Độc chiếm cuộc trò chuyện: Tất cả chúng ta đều yêu thích những cuộc trò chuyện thú vị, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa người nói chuyện thu hút và độc chiếm mọi cuộc thảo luận. Sự kiêu ngạo thường len lỏi khi bạn quá say mê những ý tưởng và trải nghiệm của bản thân đến mức quên ghi nhận ý kiến của người khác. Nếu bạn thấy mình đang độc chiếm cuộc trò chuyện, hãy cố gắng mở lòng và đặt mình vào trạng thái lắng nghe thay vì chỉ nói. Ảnh: Hackspirit. |
7. Luôn muốn là người nói cuối cùng: Trong một cuộc tranh luận sôi nổi hay chỉ là một cuộc trò chuyện đơn giản, người kiêu ngạo sẽ luôn cảm thấy phải là người nói lời cuối cùng, đồng nghĩa với việc có cảm giác đã chiến thắng. Hành vi này vô tình đẩy họ ra xa các mối quan hệ bởi người khác sẽ nghĩ họ chỉ quan tâm đến việc chiến thắng cuộc trò chuyện, thay vì hiểu góc nhìn của đối phương. Ảnh: Inspiredpencil. |
8. Lạm dụng việc khoe các mối quan hệ: Trong lĩnh vực tâm lý học, có một thuật ngữ là "basking in reflected glory" (hưởng ánh hào quang - PV). Thuật ngữ này đề cập đến hành động gắn mình với những cá nhân hoặc nhóm thành đạt, có địa vị cao nhằm nâng cao hình ảnh bản thân. Một cách phổ biến để mọi người thực hiện điều này là khoe mối quan hệ. Tuy nhiên, lạm dụng việc này dễ dàng khiến bạn bị đánh giá là kiêu ngạo. Nó tạo ấn tượng rằng bạn đang sử dụng thành tích của người khác để nâng vị thế của mình, thay vì để những hành động của bản thân nói lên điều đó. Ảnh: Hackspirit. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.