1. Ngồi quá nhiều: Trung bình một người trưởng thành ngồi 6,5 giờ mỗi ngày và toàn bộ thời gian này có thể tác động đến não bộ. Một nghiên cứu được công bố trên PLOS One vào năm 2018 cũng cho thấy việc ngồi quá nhiều có liên quan đến những thay đổi ở phần não quan trọng trong việc ghi nhớ. Cụ thể, những người ngồi lâu có vùng thùy não giữa mỏng hơn. Việc thùy não giữa bị suy giảm có thể là tiền đề cho tình trạng suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. |
Bạn nên làm gì: Rudolph Tanzi, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Não bộ McCance tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (thuộc Đại học Harvard) khuyên chúng ta nên di chuyển sau mỗi 15-30 phút ngồi. Bạn có thể di chuyển quanh nhà, văn phòng bằng cách đi bộ, chống đẩy nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số động tác squat. |
2. Ít giao tiếp xã hội: Cô đơn, ít giao tiếp xã hội cũng có thể có liên quan đến bệnh trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đồng thời đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức. Một nghiên cứu vào tháng 7/2021 được đăng trên The Journals of Gerontology: Series B cho thấy những người ít hoạt động xã hội sẽ bị mất nhiều chất xám - lớp ngoài xử lý thông tin. |
Bạn nên làm gì: Bạn không cần tương tác với nhiều người, chỉ cần giao tiếp với 2-3 người mà bạn có thể thoải mái chia sẻ mọi thứ. Ngoài gặp gỡ trực tiếp, bạn cũng có thể nhắn tin hoặc gọi điện cho những người bạn này thường xuyên để xây dựng vòng tròn xã hội. "Nếu bạn muốn có những tương tác có ý nghĩa, bạn nên chọn những người bạn quan tâm và những người quan tâm đến bạn", ông Rudolph Tanzi khuyên. |
3. Ngủ không đủ giấc: Theo CDC Mỹ, 1/3 người trưởng thành nước này không ngủ đủ 7-8 giờ theo khuyến nghị. Tháng 12/2018, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Sleep nhấn mạnh rằng các kỹ năng nhận thức - ví dụ như ghi nhớ, suy luận, giải quyết vấn đề - sẽ bị suy giảm khi bạn ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm. |
Bạn nên làm gì: Ông Tanzi khuyên chúng ta nên ngủ sớm hơn bình thường khoảng một giờ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thức khuya, đồng thời giúp não và có thể có thêm thời gian để ngủ đủ giấc. Khi thức dậy, bạn cũng nên cho cơ thể thời gian để thư giãn. Bạn có thể đọc sách và tránh xem tivi, điện thoại vì thiết bị điện tử có thể gây kích thích và khiến bạn thấy mệt hơn. |
4. Căng thẳng kéo dài: Theo Harvard Health Publishing, căng thẳng kéo dài có thể giết chết các tế bào não và làm co vỏ não trước trán - khu vực chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ và học tập. Ông Tanzi nhận định nguyên nhân gây căng thẳng ở người trưởng thành liên quan đến những kỳ vọng quá lớn trong cuộc sống. Tư duy này có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, làm tăng mức độ căng thẳng và rất khó kiểm soát. |
Bạn nên làm gì: Khi cảm thấy căng thẳng, bạn hãy hít thở sâu và tự động viên bản thân rằng không phải ai cũng hoàn hảo. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp bản thân bình tĩnh hơn bằng cách lặp đi lặp lại câu thần chú "bây giờ tôi ổn rồi". Ông Tanzi nói rằng việc "thuần hóa" cái tôi của bản thân cũng là cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng trước khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.