Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

8 năm sống xa nhà và 8 điều đặc biệt ‘người lạ’ mang đến cho tôi

Cuộc sống đôi khi không cần những thứ quá lớn lao. Chỉ một vài hành động nhỏ bé từ những người “tưởng lạ nhưng quen” như bác tài xế, anh shipper cũng đủ khiến ta cảm thấy ấm áp.

Cuộc sống đôi khi không cần những thứ quá lớn lao. Chỉ một vài hành động nhỏ bé từ những người “tưởng lạ nhưng quen” như bác tài xế, anh shipper, hay sự tâm lý của ứng dụng công nghệ “quốc dân” cũng có thể khiến ta cảm thấy ấm áp.

Trần Phương Dung (28 tuổi, Hà Nội) là người dùng “ruột” của Grab tròn 8 năm qua. Gắn bó với từng cột mốc phát triển của ứng dụng, từ dịch vụ vận chuyển hành khách đến nhiều hoạt động thiết yếu hàng ngày khác, với Phương Dung, Grab không đơn thuần là tên gọi của một ứng dụng trong smartphone. Đây còn là “bạn đồng hành”, kết nối cô với những chuyến xe tử tế theo cách đặc biệt.

Thời gian sử dụng Grab: Từ 2014 đến nay

Dịch vụ sử dụng:

- GrabBike, GrabCar: Dịch vụ vận chuyển bằng xe máy, ôtô

- GrabExpress: Dịch vụ giao hàng

- GrabFood: Dịch vụ giao đồ ăn

- GrabMart: Dịch vụ đi chợ hộ

- Moca: Ví điện tử thanh toán các dịch vụ

Tôi sống xa nhà từ năm 18 tuổi. Cuộc sống một mình rèn cho tôi tính tự lập và học cách làm mọi thứ: Nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, việc chu toàn cho đời sống cá nhân không phải lúc nào cũng tròn vẹn, đặc biệt khi tôi ốm.

Trong những ngày cơ thể mỏi, bát cháo nấu vội, “có gì ăn nấy” chỉ đủ sức lấp đầy bụng, không thể đảm bảo dinh dưỡng hay hương vị. Nồi thức ăn nấu cho 3 bữa trong ngày, nhưng đến tối vẫn chưa hết một nửa. Cơ thể vì thế cũng lâu hồi phục hơn.

Ngẫm lại, sự xuất hiện của GrabFood từ 4 năm trước giúp những ngày ốm của tôi nhẹ nhàng hơn nhiều. Mệt quá có thể gọi cháo sườn, muốn đỡ nhạt mồm thì chọn một bát bún hải sản “full topping”… hàng trăm lựa chọn luôn sẵn sàng ship tận nơi. Nếu thèm đồ ăn ở quán “ruột” tít trên phố, cũng có thể đặt hàng “sau vài nốt nhạc”. Có khi, tôi còn nhận được những món quà nho nhỏ, giản dị mà ấm lòng. Đơn cử như gói rau tía tô được anh shipper dặn quán cho thêm khi đặt cháo, vì nghe giọng tôi khản đặc khi xác nhận đơn hàng.

Sống một mình khiến tôi tự giác hơn trong việc nấu ăn vào bữa tối, nhưng bữa trưa thì ngược lại.

Thời sinh viên bận đi học, làm thêm nên bữa trưa của tôi thường khá qua loa. Ra trường đi làm, công ty cách nơi ở 15 km, tôi phải ra khỏi nhà từ sáng sớm nên không kịp chuẩn bị cơm. Không ít lần, tôi bỏ bữa trưa vì cho rằng chỉ cần bữa tối giàu dinh dưỡng là đủ.

Sau một thời gian duy trì thói quen không lành mạnh, sức khỏe tôi bị ảnh hưởng đáng kể. Cũng lúc này, những suất cơm văn phòng, bún trộn, miến nước chỉ từ 30.000 đồng khi đặt qua GrabFood, đã trở thành chân ái. Đặt hàng tiện lợi, giá cả rạch ròi, lựa chọn đa dạng, chất lượng tương đương việc ăn tại quán… khiến đồng nghiệp tôi cũng “xiêu lòng”. Cứ đến 11h30, cả hội lại truyền tay nhau đường link qua nhóm chat, đặt đơn ăn trưa theo nhóm, rồi “bắn tiền” bằng Moca lại cho nhau.

Công việc bận rộn, thường xuyên rời văn phòng lúc tối muộn là lý do tôi tạm “chia tay" với việc đi chợ. Cứ giờ nghỉ trưa, tôi tranh thủ ghé siêu thị mini gần công ty mua thực phẩm nấu nướng. Tuy nhiên, việc này cũng khá bất tiện vì mỗi ngày tan làm, cùng với túi xách, máy tính cá nhân, tôi phải lỉnh kỉnh xách theo đủ thứ rau củ, thịt cá, gia vị... Việc để thực phẩm ở ngoài thời gian dài cũng khiến chúng mất đi sự tươi ngon.

GrabMart ra đời, với tôi, dịch vụ này như người “anh nuôi” quán xuyến việc đi chợ mỗi ngày. Không cần tay xách nách mang đủ túi đồ mỗi ngày, không còn nỗi lo như “thèm ăn mực xào nhưng không muốn mua đồ đông lạnh”, tôi chỉ cần mở app là có thể đặt nguyên liệu, thực phẩm tươi sống từ khắp các cửa hàng.

Bên cạnh nguồn hàng tươi ngon, ổn định, giá hợp lý, các chương trình ưu đãi trên app cũng giúp tôi tiết kiệm một khoản đáng kể cho việc mua đồ ăn hàng tuần.

Với thế hệ Millennials và Gen Z ở Hà Nội, tình trạng “ví rỗng” ngày càng phổ biến, tôi cũng không ngoại lệ. Không cần tích trữ tiền mặt khiến ví dày cộm, hay lục tìm tiền lẻ để chi trả cho mua sắm, chỉ cần một chiếc thẻ ngân hàng hay ví điện tử là mọi hoạt động ăn uống, sinh hoạt, vui chơi được thanh toán nhanh chóng.

Vì thường xuyên sử dụng các dịch vụ của Grab, tôi dùng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab để thanh toán các chi tiêu hàng ngày cho tiện lợi. Có hôm “nhanh nhảu đoảng” ra ngoài mà quên ví, chiếc ví điện tử tiện dụng này trở thành “cứu tinh” giúp tôi thanh toán cho việc di chuyển đến điểm hẹn, các khoản ăn uống và mua sắm tại nhiều cửa hàng. Qua app, tôi cũng dễ dàng theo dõi, xem lại các hoạt động chi tiêu và quản lý tài chính.

Ngẫm lại mới thấy 8 năm kể từ khi có GrabCar, không ít ngày các bác tài mang đến cho tôi cảm giác “ấm áp trong giông bão”. Trời nổi cơn giông hay lác đác hạt mưa, để tiết kiệm thời gian mặc áo mưa, chỉnh trang đồ đạc, tôi lại đặt xe GrabCar đi làm. Các bác tài sau đó sẽ có mặt, đưa tôi đến nơi an toàn, khô ráo.

Có khi xảy ra tình huống bất khả kháng như tắc đường, kẹt trả khách, các bác tài luôn gọi điện thông báo hay xin lỗi. Điều này khiến tôi cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của tài xế và cũng thấy mình được tôn trọng.

Đôi khi ở vài cuốc xe, tôi còn nhận được câu hỏi han, nhắc nhở gần gũi như “cháu con gái đi làm xa vậy có mệt không?”, hay “công ty xa thế này, trời mưa tự lái xe máy nguy hiểm, nhớ gọi xe nhé”… Những ngày mưa bão vì thế mà trở nên tươi vui, rực rỡ.

Dùng GrabCar nhiều, nhưng các tài xế GrabBike mới là những người không ít lần cứu nguy tôi trong các tình huống cấp bách. Ngủ dậy trễ trong ngày có cuộc họp quan trọng tại công ty, tính toán đến khả năng tắc đường giờ cao điểm nếu đi taxi hay tự lái xe máy, tôi lập tức đặt một chuyến GrabBike. Nhanh nhẹn mà vẫn an toàn, các bác tài đôi lúc đi qua những tuyến đường tắt mà tôi chưa từng biết đến, và lần nào tôi cũng dừng chân tại công ty vừa kịp giờ.

Tôi nhớ mãi lần được giải nguy bởi một tài xế trẻ, mới 19 tuổi. Gia đình hoàn cảnh nên học xong cấp 3, em vay mượn tiền mua xe rồi lên thành phố kiếm sống. Hết chuyến xe, tôi ngỏ ý đưa thêm để bày tỏ cảm ơn thì em từ chối. Em nói đây trách nhiệm của mình. Trải nghiệm với các anh tài, bác tài Grab của mỗi người mỗi khác, nhưng tôi tin đây là tinh thần trách nhiệm và sự tử tế đã tạo nên cộng đồng tài xế Grab suốt thời gian qua.

Công việc bận rộn khiến tôi không có nhiều thời gian cho bản thân hay các hoạt động bên lề cuộc sống. Việc gửi tặng bạn bè một món đồ nhỏ xinh hay quần áo đã chật cần gửi đi thanh lý… dẫu đơn giản nhưng không ít lần tôi lần lữa mãi không làm chỉ vì lo không kịp “deadline”.

Từ khi GrabExpress ra đời thì khác. Tôi có thể làm tất cả việc trên mà chẳng cần lo lắng “món hàng của mình có đến tay người nhận an toàn không?”, bởi sự rõ ràng trong thông tin tài xế và sự hỗ trợ nhiệt tình từ bộ phận chăm sóc nếu có điều gì xảy ra với món hàng. Với các mốc thời gian giao hàng tương ứng nhiều mức giá, tôi có thêm sự lựa chọn phù hợp hầu bao: Đồ quan trọng, cần giao tức thì trong 30 phút thì chọn siêu tốc, đồ thong thả hơn thì chọn giao trong 1 giờ hoặc 4 giờ.

Với các dịch vụ là thế, tôi còn ấn tượng bởi cách thương hiệu 8 năm tuổi này cùng các bác tài hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt trong thời dịch. Khi cả nước thực hiện giãn cách kéo dài, Việt Nam mới có lượng ít vaccine phòng Covid-19 và số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, tôi vẫn ở nhà dõi theo thông tin, hình ảnh của đội xe GrabCar hàng ngày đưa đón miễn phí bác sĩ, y tá, điều dưỡng, đội ngũ phục vụ… làm việc tại các bệnh viện dã chiến TP.HCM và Hà Nội.

Hình ảnh những bác tài chấp nhận xa gia đình cả tháng trời, sẵn sàng đối mặt nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong quá trình vận chuyển với tinh thần lạc quan, tích cực đã mang đến cho tôi rung động đặc biệt. Tôi nhận ra sự tử tế không cần đến từ những hành động lớn lao. Đôi khi, nó xuất phát từ hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn, được trao đi bởi những người xa lạ.

8 năm chọn dùng Grab, tôi đã coi đây là bạn đồng hành, là một phần của cuộc sống thường nhật. Người bạn này không chỉ là trợ thủ chăm lo đời sống cá nhân, mà còn là cầu nối đưa tôi gặp gỡ nhiều người “tưởng lạ nhưng quen”, từ đó mang đến những trải nghiệm muôn màu cảm xúc.

Giang Tiểu San

Đồ họa: Mai Ly

Bạn có thể quan tâm