Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

8 người trẻ học gia đình điều gì về đồng tiền

Tùy thuộc điều kiện và quan điểm, mỗi gia đình có những bài học khác nhau về tài chính dành cho con cái. Một số dạy con biết cách hưởng thụ, số khác đề cao việc tiết kiệm, đầu tư.

bai hoc tai chinh anh 1bai hoc tai chinh anh 2

bai hoc tai chinh anh 3bai hoc tai chinh anh 4

Tùy thuộc điều kiện và quan điểm, mỗi gia đình có những bài học khác nhau về tài chính dành cho con cái. Một số dạy con biết cách hưởng thụ, số khác đề cao việc tiết kiệm, đầu tư.

_____

Tập ghi chú thu - chi, phải tự kiếm tiền tiêu vặt từ bé là bài học tài chính đầu đời của một số bạn trẻ. Song, cũng không ít người được bố mẹ lo liệu "từ A đến Z", từ việc làm đến mọi kế hoạch trong tương lai.

Trong cuộc trò chuyện với Zing Lifestyle, 8 bạn trẻ sống tại TP.HCM và Hà Nội về những lời khuyên gia đình dành cho họ về vấn đề tiền bạc.

bai hoc tai chinh anh 5bai hoc tai chinh anh 6


bai hoc tai chinh anh 7bai hoc tai chinh anh 8
  • Thu nhập mỗi tháng: 23 triệu đồng/tháng

Từ lúc được tiếp xúc với tiền bạc, mẹ đã dạy tôi phải biết hưởng thụ thành quả lao động bản thân tạo ra. Thay vì quá tằn tiện, siết chặt kỷ luật tiết kiệm, gia đình mong con trai tập trung tự tạo niềm vui trước khi ốm đau hay không còn cơ hội hưởng thụ.

Do đó, khi có thu nhập riêng, tôi không ngại tiêu pha để đáp ứng nhu cầu, sở thích cá nhân.

Chẳng hạn, tôi sắm nước hoa, đi bar uống rượu giải trí đều đặn mỗi tuần. Thích món đồ công nghệ gì đó, tôi hiếm khi đắn đo quá lâu mà thường “xuống tiền” nhanh chóng.

Tất nhiên, mọi quyết định đều được đảm bảo trong hạn mức cho phép, xét trên thu nhập hàng tháng và mức tích cóp định kỳ. Nhờ quan điểm tài chính này, tôi sống có phần thoải mái hơn đa số bạn cùng trang lứa.

bai hoc tai chinh anh 9bai hoc tai chinh anh 10
  • Thu nhập mỗi tháng: 14 triệu đồng/tháng

Thú thật, tôi chỉ mới biết về tình hình tài chính của gia đình từ năm 18 tuổi. Trước đó, trong mắt tôi, ba mẹ là tiểu thương kinh doanh nhỏ với thu nhập tháng vừa đủ nuôi con đến trường.

Vì thế, tôi hiếm đòi hỏi theo sở thích và đã sớm học cách tiết kiệm, xài tiền khéo léo để đỡ đần gia đình.

Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ nhận một số đầu việc thiết kế đồ họa để tự có tiền tiêu vặt, sắm quần áo thay vì phải nhờ gia đình hỗ trợ

Sau khi thi đại học, ba ngỏ lời hỗ trợ tôi thực hiện ước mơ du học. Lúc này, tôi mới biết về doanh nghiệp riêng của gia đình - đơn vị tôi từng nghĩ ba mẹ gắn bó để làm công ăn lương.

Ngoài bất ngờ, tôi phần nào cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải quá áp lực với những kế hoạch học hành, làm việc trong tương lai. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm thấy may mắn vì đã tập tự lập, biết lo nghĩ cho mình và người thân từ sớm chứ không ỷ lại, lệ thuộc vào ai.


bai hoc tai chinh anh 11bai hoc tai chinh anh 12

Từ bé, tôi được bố mẹ dạy rằng hãy tập trung vào các giá trị mình có thể tạo ra cho xã hội, thay vì tìm cách làm giàu nhanh chóng bằng những mánh khóe, chiêu trò.

Mẹ tôi cũng chia sẻ nhiều về vấn đề chi tiêu và tiết kiệm. Những phương pháp của mẹ đơn giản và khá phổ biến, như chia thu nhập hàng tháng thành từng hạng mục chi tiêu khác nhau hay chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết.

Theo mẹ, để đánh giá món đồ đó cần thiết hay không, hãy nghĩ xem nếu thiếu thứ đó, cuộc sống hoặc hiệu suất làm việc của tôi bị ảnh hưởng như thế nào.

Ngoài trao đổi với gia đình, tôi hiếm khi đọc sách hay các bài viết trên mạng về mẹo quản lý tài chính cá nhân. Tôi cho rằng vấn đề quản lý chi tiêu phụ thuộc vào cảm xúc mỗi người. Họ có thể thấy căng thẳng khi phải ghi chép chi li từng lần mua sắm. Theo tôi, khi cân bằng tâm lý, khả năng cân đối chi tiêu sẽ tự khắc được cải thiện.


bai hoc tai chinh anh 13bai hoc tai chinh anh 14
  • Thu nhập mỗi tháng: 12 triệu đồng/tháng

Khác với nhiều người, phần lớn bài học về tiền bạc tôi đều tự tìm hiểu, học hỏi. Thay vì “rèn” con từ bé về việc tiết kiệm, ba mẹ lại cho phép tôi tiêu xài tùy ý. Đây cũng là lý do tôi chưa từng lo lắng vì bất kỳ khoản gì trong suốt quá trình lớn lên.

Lúc tôi bối rối tìm việc làm, hai người sẵn sàng đưa con về công ty gia đình. Ở thời điểm hiện tại, cuộc sống của tôi nhìn chung khá nhàn nhã vì được ba mẹ lo “từ A đến Z”. Thậm chí, mẹ còn chuẩn bị sẵn một sổ tiết kiệm riêng, đủ cho tôi kết hôn và chuẩn bị đời sống riêng.

Song, tôi lại không phải kiểu đòi hỏi hay thích dùng tiền theo cảm xúc, để thể hiện. Dù gia đình luôn sẵn lòng chu cấp, tôi chỉ chi tiêu theo khả năng tạo ra thu nhập, thay vì tùy tiện và phải “xin xỏ” thêm.

bai hoc tai chinh anh 15bai hoc tai chinh anh 16


bai hoc tai chinh anh 17bai hoc tai chinh anh 18

Gia đình tôi kinh doanh nguyên, vật liệu làm bánh đã nhiều năm nay. Từ khi vào cấp 2, tôi được ba mẹ dắt ra cửa hàng để tìm hiểu về công việc.

Cuối tuần, mẹ thường yêu cầu tôi hỗ trợ tiếp khách, bưng bê cũng như đóng gói hàng giao đi.

Mỗi giờ làm việc, tôi được “trả công” 15.000 đồng. Số có thể dùng để mua quà vặt, song vẫn phải đảm bảo bỏ ống heo 1/3. Nếu có sai sót hoặc lười biếng, tôi cũng bị khiển trách hoặc trừ tiền công như bất kỳ nhân viên nào.

Khoản thu nhập nhỏ này giúp tôi sớm hiểu được giá trị của sức lao động. Đồng thời, tôi biết mình có thể tự kiếm tiền thay vì phải dựa dẫm vào bất kỳ ai.

Ở thời điểm hiện tại, tôi đang học chuyên sâu về kinh doanh để nhanh chóng tiếp quản công việc của gia đình. Bài học vỡ lòng của ba mẹ có thể được xem là kim chỉ nam, giúp tôi có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề tiền bạc.


bai hoc tai chinh anh 19bai hoc tai chinh anh 20
  • Thu nhập mỗi tháng: 9 triệu đồng/tháng

Từ bé, tôi được thực hành mua - bán qua những lần chạy việc vặt cho bố mẹ. Nhiệm vụ của tôi là trở về nhà với đúng món đồ được yêu cầu và đủ số tiền thừa.

Sau quá trình “đào tạo”, đến đầu cấp 2, bố mẹ bắt đầu cho tôi 30.000 đồng/ngày tiền ăn sáng. Năm lớp 8, tôi được cấp 200.000 đồng và học cách tự quản lý, chi tiêu với số tiền này trong một tuần.

Sau khi trừ các bữa sáng trong 5 ngày học, tôi vẫn dư 50.000 đồng - một khoản tiền khá lớn ở thời điểm đó. Ngoài những dịp tiết kiệm để mua sách, truyện yêu thích, tôi sẽ tiêu sạch vào các món ăn vặt ở căn tin trường.

Bố mẹ không can thiệp vào thói quen chi tiêu của tôi, nhưng luôn nhắc nhở rằng “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, không vay mượn”. Quy tắc này đã đi theo tôi đến tuổi trưởng thành.

Hiện tại, bên cạnh đóng tiền điện, nước cho gia đình, tôi dành phần lớn tiền lương để mua sắm và làm đẹp. Tuy nhiên, tôi hiếm khi vung tay quá trán, chỉ chi tiêu trong thu nhập của mình. Số lần tôi vay tiền bạn bè và gia đình không quá một bàn tay.


bai hoc tai chinh anh 21bai hoc tai chinh anh 22
  • Thu nhập mỗi tháng: 20 triệu đồng/tháng

Suốt 14 năm đầu đời, bố mẹ không cho phép tôi tự ý tiêu tiền. Nếu cần mua sắm thứ gì, tôi sẽ phải trình bày cụ thể để nhận được sự đồng ý của họ. Bố mẹ sẽ đi mua hoặc chỉ đưa tôi khoản tiền vừa đủ để sắm vật dụng đó.

Khoảng cuối cấp 2, tôi “bén duyên” kinh doanh với phi vụ gom đơn ốp điện thoại cho các học sinh trong trường.

Mỗi chiếc đem lại tiền lãi khoảng 20.000 đồng. Tôi cũng nhận làm gia sư cấp tốc cho một số bạn. Học phí mỗi buổi có thể lên đến 500.000 đồng.

Phần lớn thu nhập được tôi cất vào ví làm khoản tiết kiệm đầu đời. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cá nhân sớm bị chấm dứt khi bố mẹ tôi phát hiện. Họ khá bất ngờ khi thấy khoản tiết kiệm đáng kể của tôi, và dường như có cái nhìn khác về con gái.

Lên đại học, tôi tiếp tục các hoạt động kinh doanh nhỏ và “nung nấu” ý định khoản đầu tư lớn hơn. Bố mẹ khuyên tôi nên đầu tư vào vàng, bất động sản hay gửi tiết kiệm ngân hàng để hạn chế rủi ro.

Thế nhưng, lần này tôi bỏ ngoài tai những gợi ý của họ. Từ năm 2021, tôi đầu tư vài trăm triệu đồng vào chứng khoán. Nhưng sau những biến động của thị trường, cuối năm 2022, tôi rút hết tiền và nhận về khoản lỗ 50%. Sau trải nghiệm đó, tôi quyết định sẽ để tâm đến những lời khuyên của bố mẹ hơn.


bai hoc tai chinh anh 23bai hoc tai chinh anh 24
  • Thu nhập mỗi tháng: 15-20 đồng/tháng

Lớn lên trong gia đình kinh doanh buôn bán, từ nhỏ, tôi đã hiểu thế nào là khảo giá thị trường cũng như cách mặc cả trước khi mua.

Mỗi lần nhờ tôi đi mua đồ, bố mẹ sẽ hỏi tôi mua với giá bao nhiêu, sau đó chỉ ra mức giá đó đắt hay rẻ. Họ cũng dạy tôi một số cách trả giá với thương nhân, hoặc dặn tôi quan sát cách bố mẹ mặc cả mỗi khi đi mua sắm cùng nhau.

Bố mẹ cũng luôn dặn dò rằng hãy chỉ mua sắm khi cần thiết, với mức giá rẻ nhất. Do đó, tôi hình thành thói quen cân nhắc kỹ lưỡng mọi sản phẩm trước khi rút ví.

Ở hầu hết trường hợp, tôi sẽ mất nhiều thời gian đọc phản hồi của những người mua trước về sản phẩm hoặc tìm kiếm cửa hàng cung cấp mức giá thấp nhất trong khi vẫn đảm bảo chất lượng món đồ. Săn sale cũng trở thành bản năng của tôi, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử.

Hồng Anh - Hồng Chang

Thiết kế, dàn trang: Hina

Bạn có thể quan tâm