Thuật ngữ “quiet quitting” (âm thầm nghỉ việc) có thể chỉ được biết đến ở Mỹ. Nhưng hiện tượng mà thuật ngữ này mô tả dường như phổ biến trên toàn thế giới, trong bối cảnh người lao động lùi lại một bước khi căng thẳng tăng cao, Bussiness Insider đưa tin.
Thuật ngữ “quiet quitting” có nghĩa là nhân viên chỉ hoàn toàn yêu cầu công việc ở mức tối thiểu, không hơn không kém. Nguyên nhân là mức thù lao thấp, thiếu sự hài lòng với công việc, hoặc một số người không có khả năng nghỉ việc và tìm công việc khác tốt hơn.
Báo cáo Tình hình Nơi làm việc Toàn cầu năm 2023 của Gallup đã khảo sát 122.416 người có việc làm từ 15 tuổi trở lên tại hơn 160 quốc gia từ năm 2022 đến năm 2023.
Gần 60% nhân viên trên toàn cầu được khảo sát được xếp vào nhóm đang "quiet quitting". Ảnh minh họa: New York Times. |
Báo cáo đã sử dụng phần trả lời cho loạt 12 câu hỏi của người tham gia khảo sát và chia chúng thành 3 nhóm: tham gia, không tham gia, và tách biệt hoàn toàn. Những ai thuộc nhóm “không tham gia” được cho là đã “nghỉ việc trong tâm trí”, chiếm 59% tổng số người được khảo sát.
Báo cáo ước tính rằng mức độ cam kết thấp như vậy tại nơi làm việc đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 8.800 tỷ USD, tương đương 9% GDP toàn cầu.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cho thấy độ căng thẳng tại nơi làm việc vẫn ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2021, với 44% nói rằng họ đã trải qua căng thẳng trong "rất nhiều lần" vào ngày hôm trước tại nơi làm việc.
Gallup phát hiện rằng mức độ căng thẳng này có mối tương quan lớn đến mức độ cam kết và tham gia công việc, hơn là liên quan đến địa điểm làm việc (từ xa, tại chỗ hoặc kết hợp).
“Nói cách khác, khi bàn đến việc giảm căng thẳng cho người lao động, những gì họ trải nghiệm, chẳng hạn cảm giác được gắn bó và nhiệt tình với công việc, sẽ quan trọng hơn là vị trí họ đang ngồi”, trích báo cáo.
Nhiều người cảm thấy căng thẳng liên tục về công việc. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Mặc dù thị trường việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh, hơn 1/2 người lao động có việc làm cho biết họ đang tìm kiếm một công việc mới.
Khi tiến hành một phân tích gần đây, Gallup nhận thấy những người lao động cảm thấy gắn bó với công việc của mình sẽ cần được một đề nghị tăng lương trung bình 31% để nhảy việc, trong khi những nhân viên không gắn kết chỉ cần được tăng lương 22% để rời đi.
Khi được hỏi về một điều muốn thay đổi để cải thiện nơi làm việc, 85% câu trả lời từ những người được xếp vào nhóm “quiet quitting” liên quan đến ít nhất một lĩnh vực: văn hóa, lương thưởng hoặc phúc lợi.
Một báo cáo gần đây của Deloitte cho thấy những người lao động trẻ đặc biệt căng thẳng trong công việc, với gần 50% Gen Z nói rằng họ luôn cảm thấy lo lắng về sự nghiệp.
Theo báo cáo, Gen Z không cảm thấy thoải mái trong công việc khi lạm phát tiếp tục ăn mòn tiền lương của họ. Nhiều người thấy sợ hãi khi không đạt được các mục tiêu tài chính và cá nhân trong lương lai, bao gồm lập gia đình hay mua nhà.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.