1. Thích ở một mình và ưu tiên môi trường yên tĩnh: Trẻ em hướng nội có xu hướng thích dành thời gian ở một mình, bởi chúng thấy sự cô đơn và môi trường yên tĩnh là nguồn năng lượng. Những đứa trẻ này có thể hướng tới các hoạt động đơn độc như đọc sách, vẽ tranh hoặc chơi một mình. |
2. Suy nghĩ sâu: Một trong những dấu hiệu của trẻ hướng nội là xu hướng suy nghĩ sâu sắc. Chúng có thể dành hàng giờ để suy ngẫm về một câu hỏi hoặc một khái niệm thu hút chúng. Suy nghĩ sâu giúp trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. |
3. Quan sát và chú ý đến chi tiết: Trẻ hướng nội thường hay quan sát và chú ý đến chi tiết. Chúng có xu hướng nhận thấy những điều mà người khác có thể bỏ qua, chẳng hạn như những thay đổi nhỏ trong môi trường của chúng hoặc những dấu hiệu trong hành vi của người khác. Khả năng nắm bắt chi tiết này có thể khiến chúng trở thành những người biết lắng nghe và học tập nhanh nhạy. |
4. Nhạy cảm hơn: Một đặc điểm khác của trẻ hướng nội là chúng có thể nhạy cảm hơn với các kích thích của môi trường so với trẻ hướng ngoại. Điều này có nghĩa là chúng có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi tiếng ồn lớn, ánh sáng chói hoặc đám đông. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ hướng nội thích môi trường yên tĩnh hơn. |
5. Suy nghĩ kỹ lưỡng và thận trọng ra quyết định: Trẻ hướng nội có xu hướng suy nghĩ kỹ lưỡng và thận trọng trong quá trình đưa ra quyết định. Chúng không vội vàng kết luận mà suy nghĩ và đưa ra hành động sau đó. Điều này có thể khiến chúng trông thận trọng, chậm chạp nhưng quyết định của chúng thường được suy nghĩ kỹ lưỡng và cân nhắc kỹ càng. |
6. Xây dựng mối quan hệ bền chặt: Trẻ hướng nội có thể có ít bạn bè hơn trẻ hướng ngoại, nhưng những mối quan hệ mà chúng xây dựng thường sâu sắc và có ý nghĩa. Chúng có khả năng phát triển mối quan hệ bền chặt với một nhóm bạn, những người mà chúng cảm thấy thoải mái chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. |
7. Khả năng lắng nghe tốt và đồng cảm: Đặc điểm khác của trẻ hướng nội là khả năng lắng nghe tốt. Chúng thường xuất sắc trong việc hiểu cảm xúc của người khác và đồng cảm với cảm xúc của họ. Điều này khiến chúng trở thành những người bạn tâm giao và ủng hộ tuyệt vời. |
8. Mất thời gian để làm quen với tình huống mới: Trẻ hướng nội có thể mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với tình huống hoặc môi trường mới. Chúng có xu hướng quan sát và xử lý môi trường xung quanh trước khi tham gia hoàn toàn vào môi trường đó. Một khi cảm thấy thoải mái, chúng có nhiều khả năng tham gia và phát triển. |
9. Thích làm việc độc lập: Trẻ hướng nội thường thích làm việc độc lập hơn là theo nhóm. Chúng thấy rằng có thể tập trung tốt hơn và tạo ra chất lượng công việc cao hơn khi có không gian riêng để tập trung vào một nhiệm vụ. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.