Thịt nấu chưa chín, trứng sống, đồ ăn thừa, hàu sống, sữa tươi chưa tiệt trùng có thể gây ngộ độc nếu bạn không chế biến đúng cách.
Thịt chưa nấu chín: Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (FDA), hầu hết thịt gia cầm sống đều có chứa vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Clostridium perfringens và một số loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Trong thịt lợn sống lại chứa các vi khuẩn Salmonella, E. coli, Yersinia.... Những loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt khi nấu chín kỹ. Tuy nhiên, bằng mắt thường, bạn khó phân biệt được thịt đã chín hay chưa. Vì vậy, bạn nên sử dụng nhiệt kế thịt và nấu thức ăn đến nhiệt độ bên trong an toàn là cách tốt nhất để kiểm tra chúng. Ảnh: Clevelandclinic.
Thức ăn thừa: Bạn đã nấu chín đồ ăn nhưng điều đó không có nghĩa chúng còn an toàn nếu bạn không bảo quản tốt. Thức ăn thừa nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C. Đối với những phần thịt lớn như thịt quay hay nguyên cả con gà tây, bạn nên chia nhỏ chúng để làm lạnh nhanh hơn. Điều đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Ảnh: Tasteofhome.
Thực phẩm đóng hộp: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bỏ ngay nếu thấy thực phẩm đóng hộp của bạn đã bị lõm sâu. Vết lõm sắc nhọn ở mép trên hoặc cạnh hộp đựng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây nguy hiểm cho thực phẩm. Ảnh: Readersdigest.
Sữa tươi (chưa tiệt trùng): Sữa tươi có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Chúng chứa các vi khuẩn gây bệnh như Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella. Mặc dù, bệnh nhiễm trùng Listeria hiếm khi mắc phải khi uống sữa tươi chưa tiệt trùng, chúng lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Điều này cũng có nghĩa là nó có thể gây khả năng tử vong cao hơn ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương cũng dễ mắc bệnh khi sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ chúng như phô mát thô. Ảnh: Foxnews.
Trứng sống: Trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella ngay cả khi chúng trông sạch và không bị dập vỡ. Để tránh bị bệnh, hãy nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đều chín kỹ. Bảo quản trứng của bạn ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C và không nên ăn thực phẩm có trộn trứng sống. Ảnh: Usatoday.
Động vật có vỏ sống: Hàu và động vật có vỏ khác có thể chứa virus và vi khuẩn. Hàu sống hoặc chưa nấu chín chứa vi khuẩn Vibrio, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hàu được thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm có thể chứa virus Noro, gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy nấu chín các loại hải sản trước khi ăn. Ảnh: Upi.
Trái cây và rau chưa rửa: Ăn rau quả tươi cung cấp lợi ích quan trọng cho sức khỏe, nhưng đôi khi trái cây và rau sống có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, E. coli, Listeria. Vì vậy, luôn luôn rửa rau quả cẩn thận trước khi ăn. Nếu cơ thể của bạn đang ốm, hệ miễn dịch suy yếu, hãy rửa ít nhất hai lần trước khi ăn. Ngoài ra, cần rửa kỹ các loại trái cây có vỏ vì chúng có thể gián tiếp gây nhiễm bẩn vào phần thịt bên trong. Với những loại rau quả đã được cắt lát nhỏ, bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Ảnh: Bodyhealth.
Bột thô: Mầm bệnh có hại có thể xâm nhập từ hạt ngay cả khi nó vẫn còn trên cánh đồng, ở mỗi bước sản xuất và sau cùng là xâm nhập vào nhà của bạn. Bạn chỉ có thể an toàn khỏi những mầm bệnh đó khi bạn nấu chín bột. Vì vậy, tuyệt đối không nên nếm thử bột khô bằng bất cứ cách nào. Ảnh: Sheknows.
Rau mầm: Rau mầm được trồng trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt, về cơ bản chúng là nơi trú ẩn hoàn hảo cho vi khuẩn (bao gồm Salmonella, E. coli và Listeria). Rau mầm nấu chín kỹ sẽ loại bỏ các mầm bệnh có hại. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi ăn sống chúng với bánh mì và salad. Ảnh: Wordpress.
Thực phẩm phổ biến như trứng, thịt, cá cũng có hạn sử dụng nhưng nhiều người không để ý. Đừng ăn chúng khi hết hạn vì điều đó có thể khiến bạn bị bệnh.
Táo bón, hôi miệng, thay đổi trên da hay tăng cân không kiểm soát là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hại đến sức khỏe lâu dài.