Theo India Times, SARS-CoV-2 gây ra chứng viêm trong cơ thể, có thể tác động lớn đến các cơ quan từ phổi đến não. Sau khi người bệnh hồi phục, trái tim cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Tiến sĩ Anil Kumar R, Trưởng nhóm Tư vấn Tim mạch, Trung tâm sức khỏe tim mạch Aster Centre of Excellence ở Kerala (Ấn Độ), khẳng định tình trạng viêm cực độ do SARS-CoV-2 gây ra tình trạng viêm cấp tính ở mạch máu, cục máu đông và dẫn đến các vấn đề về tim. Hầu hết trường hợp đau tim xuất hiện trong khoảng 6 tháng đầu tiên sau khi khỏi bệnh.
Theo Nbc News, nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy căn bệnh này làm tăng khả năng nhịp tim bất thường, cục máu đông ở chân và phổi, trong vòng một năm sau khi bị nhiễm trùng cấp tính. Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ suy tim lên 72%, đau tim lên 63% và đột quỵ lên 52% - ngay cả trong số những người từng mắc bệnh nhẹ.
Hầu hết trường hợp đau tim xuất hiện trong khoảng 6 tháng đầu tiên sau khi khỏi bệnh. Ảnh: Indiatimes. |
Tiến sĩ Sanjay Mittal, Giám đốc cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Tim mạch lâm sàng tại Medanta (Ấn Độ), cũng cho biết thêm việc mắc các bệnh tim khiến bệnh nhân có nhiều biến chứng Covid-19 hơn bình thường. Bản thân virus có thể gây ra nhiều tổn thương mạch máu và độc tính của virus, làm suy yếu cơ tim, khiến cho việc nhiễm nặng trở nên đe dọa hơn.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ quan trọng khác, được cho là làm tăng nguy cơ đau tim, cũng gia tăng do dịch bệnh như tăng cân, căng thẳng,...
"Trong đại dịch, việc tăng cân là điều bình thường, nhưng chúng tôi đã thấy cân nặng của nhiều người tăng lên thậm chí 10-15 kg, thêm vào đó, họ không ra ngoài, căng thẳng nhiều hơn bình thường và tập thể dục ít hơn. Những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ đau tim", Tiến sĩ Mittal cho biết thêm.
Tiến sĩ Mattal đề nghị bệnh nhân cần giảm các hoạt động hoặc mức độ gắng sức của họ xuống một mức nào, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm. Chẳng hạn, nếu sau khi khỏi Covid-19, người bệnh vẫn có chỉ số xét nghiệm máu, mức độ D-dimer trong máu và định lượng ferritin cao, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa hoàn toàn ổn định và họ có thể có nguy cơ bị đau tim cao hơn.
Tiến sĩ Kumar cho biết thêm cần xác định những bệnh nhân có nguy cơ ở cấp độ lâm sàng và cần sử dụng thuốc làm loãng máu để hạn chế nguy cơ.
Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân không nên tập thể dục cường độ cao ngay sau khi hồi phục. Làm các xét nghiệm siêu âm tim, đánh giá những triệu chứng liên tục tại nhà là cách chăm sóc tim mạch tốt hơn.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.