Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ai có nguy cơ bị dị ứng với vaccine Covid-19?

Tôi đang lo sợ mình có thể bị dị ứng với vaccine Covid-19. Vậy những trường hợp nào có thể gặp phải tình trạng này?

Tôi mới được thông báo lịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, tôi đang lo sợ mình có thể bị dị ứng với loại vaccine này. Vậy những trường hợp nào có nguy cơ dị ứng?

Khả Hân, 29 tuổi, Hà Nội

TS.BS Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP.HCM

Các khuyến cáo trên thế giới đều cho rằng những người từng dị ứng với Polyethylene glycols (PEG) và polysorbate 80 có khả năng cao dị ứng vaccine Covid-19. Đây là các chất ổn định có trong vaccine, giúp giữ được hoạt tính khi bảo quản.

PEG cũng được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm dùng hàng ngày (xà bông, kem đánh răng, dưỡng ẩm) và thuốc thông dụng. PEG là một đa phân tử, có chứa các đoạn cấu trúc giống với đoạn cấu trúc có trong Polysorbate. Do đó, các nhà khoa học cho rằng một người dị ứng với PEG cũng có thể dị ứng chéo với Polysorbate 80.

Việc xác định ai dị ứng với hai loại này vẫn còn là thách thức, tức khó xác định. Bởi chúng ta chưa có quy trình xét nghiệm nào đủ độ nhạy để phát hiện.

Tuy nhiên, việc từng có tiền sử dị ứng/phản vệ với nhiều loại thuốc khác nhau hoặc mỹ phẩm (do tính thông dụng của PEG) là một điểm giúp gợi ý có dị ứng với PEG hay không.

Ngoài ra, những người có tình trạng phản vệ hay sốc phản vệ xảy ra vô cớ, không rõ nguyên nhân cũng nguy cơ cao dị ứng với vaccine này.

Trường hợp từng có phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc thuốc sinh học cũng có nguy cơ cao. Việc xác định tình trạng phản ứng gì và điều trị thế nào sẽ do nhân viên y tế quyết định.

Để theo dõi và xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, những người tiêm vaccine phòng Covid-19 nên theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút.

Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa trước khi chỉ định tiêm và có thể trì hoãn tiêm tuỳ theo đánh giá của bác sĩ khám sàng lọc.

Hiệu quả vaccine Covid-19 có bị ảnh hưởng nếu tiêm mũi 2 chậm? Dù không tối ưu trong công tác phòng bệnh, việc tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 chậm hơn hướng dẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả sinh kháng thể.

Tôi đang uống thuốc kháng sinh có được tiêm vaccine Covid-19 không?

Tôi đã đăng ký tiêm chủng vaccine Covid-19 ở phường. Tuy nhiên gần đây, tôi có sử dụng thuốc kháng sinh. Uống thuốc này có ảnh hưởng đến việc tiêm vaccine không?

Người bị xơ gan có nên tiêm vaccine Covid-19?

Cha của tôi bị xơ gan giai đoạn một, thường xuyên thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Vậy cha tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?

Bạn có thể quan tâm