Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ai có nguy cơ mắc viêm gan B

Gần đây, khá nhiều người xung quanh tôi bị mắc viêm gan B. Điều này khiến tôi khá lo lắng. Xin hỏi ai có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này?

Gần đây, khá nhiều người xung quanh tôi bị mắc viêm gan B. Điều này khiến tôi khá lo lắng. Xin hỏi ai có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này?

BS Dương Quốc Hiền, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Viêm gan siêu vi B đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mạn tính, trong đó 75% là người châu Á….

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm viêm gan virus cao nhất thế giới, chiếm khoảng 15%-20% dân số, tức khoảng 10-14 triệu người với biểu hiện viêm gan B cấp và mạn tính.

Mặc dù bất kể ai cũng đều có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B, có một số nhóm người nguy cơ cao, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Công việc, lối sống và cả việc sinh ra trong một gia đình có người bị nhiễm viêm gan B đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ cao:

  • Người kết hôn hoặc sống cùng với người bị viêm gan B, bao gồm cả người lớn và trẻ em.
  • Người sinh ra ở các nước với đặc điểm dịch tễ có bệnh viêm gan B lưu hành hoặc có cha mẹ sinh ra ở các nước đó, chẳng hạn như châu Á, một số vùng ở châu Phi và Nam Mỹ, Đông Âu và Trung Đông.
  • Người sống trong hoặc đi đến các nước mà viêm gan B là phổ biến như châu Á, một số vùng ở châu Phi và Nam Mỹ, Đông Âu và Trung Đông.
  • Người trưởng thành và thanh thiếu niên có quan hệ tình dục.
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ bị nhiễm virus viêm gan B.
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe và những người có tiếp xúc với máu trong công việc.
  • Bệnh nhân mắc bệnh về thận có thực hiện các phương pháp điều trị chạy thận nhân tạo.
  • Những người đã được truyền máu trước năm 1992 hoặc những người đã nhận máu chưa được sàng lọc đáng tin cậy gần đây.
  • Những người có tiền sử tiêm chích ma túy.
  • Những người có xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Hiểm họa từ nuôi chó thả rông

Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi.

Độc giả Gia Hân

Bạn có thể quan tâm