Câu 1. Khải Định là vua của triều đại phong kiến nào?
Khải Định (188-1925) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Bảo, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1916-1925. Khải Định là phụ hoàng của Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. |
Câu 2: Khải Định là ông vua nổi tiếng với giai thoại nào?
Khải Định là ông vua nổi tiếng ăn chơi đương thời, ngoài ra ông cũng là vua nổi tiếng “nịnh Tây”. Đến nay, ở Huế vẫn còn những câu vè như: “Truyền rằng Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông này tiên sư”. |
Câu 3. Sau khi chết, Khải Định được chôn ở lăng nào?
Nơi an nghỉ cuối cùng của vua Khải Định có tên là Ứng Lăng, tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Lăng được khởi công xây dựng năm 1920, mất 11 năm sau mới hoàn thành. |
Câu 4. Ai chỉ huy xây dựng lăng Khải Định?
Tiền quân đô thống phủ Lê Văn Bá là người được giao nhiệm vụ chỉ huy xây dựng lăng Khải Định. Đây là công trình kết hợp giữa kiến trúc triều Nguyễn, pha lẫn với kiến trúc phương Tây, hoàn toàn khác biệt với kiểu kiến trúc truyền thống của những lăng vua chúa khác. |
Câu 5. Trần của lăng Khải Định có bức tranh nổi tiếng được đặt tên gì?
Nét đặc sắc của lăng vua Khải Định là phía trên trần có bức tranh rất đẹp và nổi tiếng là “Cửu long ẩn vân” - 9 con rồng ẩn trong mây. Bức tranh này được một họa sĩ dùng chân vẽ. |
Câu 6. Nghệ nhân nào dùng chân vẽ bức tranh này?
Người dùng chân vẽ bức tranh có một không hai này là nghệ nhân Phan Văn Tánh, có tài liệu ghi quê ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. |
Câu 7. Ngoài bức tranh ở trần lăng Khải Định, nghệ nhân Phan Văn Tánh còn vẽ bức tranh nổi tiếng ở chùa nào?
Ngoài bức “Cửu long ẩn vân” ở lăng Khải Định, nghệ nhân Phan Văn Tánh còn là tác giả của bức “Long vân khế hội” rất nổi tiếng, hiện ở Quốc tự Diệu Đế ở Huế, từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục là “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam”. |
Câu 8. Triều Nguyễn có bao nhiêu vua trị vì đất nước?
Triều Nguyễn tồn tại từ năm 1802-1945, trải qua tổng cộng 13 đời vua trị vì. Vua đầu tiên là Gia Long, cuối cùng là Bảo Đại. |
Câu 9. Quê hương của nhà Nguyễn ở tỉnh nào?
Nhà Nguyễn có quê gốc ở làng Gia Miêu (Thanh Hóa) nên còn được gọi là Nguyễn Gia Miêu, đến đời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) mới di cư vào Nam. |