“10 điểm không có nhưng” là câu nói dùng để khen một người hoàn hảo, không có điểm trừ.
Câu nói này là biển thể của trào lưu "He's a 10 but..." phổ biến trên mạng xã hội nước ngoài.
"He's a 10 but..." hay "She's a 10 but..." (tạm dịch: Anh/Cô ấy 10 điểm nhưng…) lần đầu xuất hiện vào tháng 6/2022, từ một bộ lọc hình ảnh trên nền tảng mạng xã hội.
Câu nói này mang hàm ý đánh giá mức độ hấp dẫn một người trên thang điểm 10, trong đó vế “nhưng...” là lý do khiến đối tượng bị trừ điểm.
Trào lưu này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của giới trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Để "đu trend", nhiều người đã quay video và thực hành đánh giá chủ quan về một đối tượng, từ các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người yêu, cho đến những ngôi sao, người nổi tiếng.
Chẳng hạn, "Anh ấy 10 điểm nhưng hay quên ngày kỷ niệm hẹn hò, nên chỉ còn 5 điểm", hay "Cô ấy 10 điểm, nhưng hay trễ hẹn, nên trừ 1 điểm".
Khi du nhập về Việt Nam, dưới sự sáng tạo của người trẻ, trào lưu đã có thêm biến thể "10 điểm không có nhưng", tức đối phương không có điểm nào để chê bai. Ngoài ra, cách nói này có thể được sử dụng để khen ngợi hành động của một người.
Nhân sự thời Gen Z
Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.