Theo Đông y, rau mùi là gia vị có tính?
Theo tiến sĩ Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện Thuốc nam), trong Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, chống mệt mỏi, lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể lưu giữ hương thơm, sạch sẽ. |
Bộ phận nào của cây rau mùi có thể sử dụng được?
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu. Trong đó, quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi là bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu. |
Người bị viêm da không nên tắm lá mùi?
Lương y Ngô Đức Phương khuyến cáo những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, trầy xước, bong tróc, nhiễm trùng…, không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng. |
Không nên tắm lá mùi vào thời điểm nào?
Khi vừa ăn no, chúng ta không nên tắm lá mùi già vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, tim, hệ lụy là gây ra tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh. |
Nên tắm lá mùi cho trẻ mắc thủy đậu, sởi, tuy nhiên, không nên tắm khi trẻ đang bị?
Lương y Phương khuyến cáo phụ huynh không nên tắm cho những trẻ đã mắc bệnh sởi hay thủy đậu khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay. Bởi việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng. |
Người nào không nên dùng rau mùi?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mạn tính không nên sử dụng rau mùi hoặc tắm lá mùi. Bởi nó có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng. |