Theo thông tin từ Bộ Y tế, kết quả giải trình tự gene ở nhiều bệnh nhân Covid-19 tại ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh cho thấy biến chủng SARS-CoV-2 ở Anh (B117) đã lây lan trong cộng đồng. Biến chủng này có khả năng lây lan nhanh hơn.
Trước tình hình này, chúng ta cần có những biện pháp để phòng dịch, đảm bảo an toàn cho bản thân trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Hàng chục nhân viên sân bay tại đây vừa phát hiện mắc Covid-19. Ảnh: Chí Hùng. |
Chọn khẩu trang phù hợp, vệ sinh và thay mới thường xuyên
Hầu hết khẩu trang bán trên thị trường hiện nay không thể ngăn chặn virus 100%. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang là biện pháp ngăn chặn giọt bắn chứa virus xâm nhập vào đường hô hấp của chính mình. Khẩu trang sẽ là tấm màng lọc, hạn chế nguy cơ virus xâm nhập thẳng vào niêm mạc mũi, mắt, miệng và gây bệnh cho cơ thể.
Với người đang trong giai đoạn ủ bệnh, đeo khẩu trang có tác dụng cản trở phát tán của virus ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu không đeo khẩu trang, dịch tiết mũi họng chứa virus có thể bắn xa 2 m, rất nguy hiểm cho những người xung quanh.
Tuy nhiên, khẩu trang cần được thay mới, loại bỏ đúng cách để tránh phản tác dụng khi phòng bệnh. Theo bác sĩ Đinh Hải Yến, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, đeo khẩu trang sai cách không chỉ tăng nguy cơ lây bệnh mà còn lãng phí tiền bạc. Nếu một người mỗi ngày trung bình sử dụng 3 khẩu trang và với dân số 10 triệu dân như hiện nay thì một ngày tiêu thụ đến 30 triệu khẩu trang mà chưa chắc hiệu quả.
Hành khách mặc đồ bảo hộ kín người ở Bến xe Miền Đông. Ảnh: Y Kiện. |
Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi chúng ta không được đeo khẩu trang ngược mặt. Với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên; khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Bạn tuyệt đối không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo; không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, ho, hắt hơi nơi công cộng.
Khi tháo khẩu trang, chúng ta chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo; không sử dụng khẩu trang bẩn. Với khẩu trang y tế, bạn chỉ nên sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Với khẩu trang vải, chúng ta nên giặt khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.
Tuân thủ các hướng dẫn, quy định giãn cách xã hội
Hiện nay, Cơ quan Giao thông Đô thị Thành phố New York cho rằng SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể lây nhiễm qua không khí, ở cả hai dạng giọt lớn hay giọt nhỏ.
Kết luận SARS-CoV-2, nhất là biến chủng có thể lây truyền qua không khí khiến việc giãn cách xã hội càng trở nên quan trọng hơn.
Chúng ta cần tuân thủ giãn cách 2 m, hạn chế tới những nơi đông người, không cần thiết để giảm nguy cơ mắc Covid-19. Nhiều người nhiễm virus biến chủng mới không có triệu chứng lâm sàng. Điều quan trọng nhất chúng ta cần làm đó là chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng việc tuân thủ quy định.
Vệ sinh nhà cửa, rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn
Nhiều ca bệnh trong thời gian gần đây ở Việt Nam không thể điều tra nguồn lây nhiễm. Điều đó đặt ra mối lo bất kỳ ai trong chúng ta có thể trở thành đối tượng cho SARS-CoV-2 biến chủng mới tấn công. Do đó, bạn nên giữ thói quen rửa sạch tay bằng xà phòng thường xuyên.
Thời điểm mùa đông, chuyển mùa, các bệnh cúm mùa, cảm lạnh rất dễ xảy ra. Việc rửa sạch tay không chỉ ngăn nguy cơ nhiễm nCoV mà còn có tác dụng giúp bạn phòng ngừa mắc những bệnh lý thông thường do virus, vi khuẩn khác. Ngoài ra, chúng ta nên duy trì thói quen vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.
Đặc biệt, người dân cần thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế. Đây là chìa khóa để điều tra dịch tễ, khoanh vùng, dập tắt các ổ dịch mới bùng phát.
Bạn nên ghi nhật ký sinh hoạt hàng ngày như đi lại, tiếp xúc với người khác... nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch hiệu quả và thực hiện nguyên tắc 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới"
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 504 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, nhiều bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương SARS-CoV-2 chủng mới B117 từ Anh.
Đặc biệt, ngày 31/1, nhóm chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), đã phát hiện người đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng virus mới từ Nam Phi. Đó là chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam.
Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán này.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.