Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam là ai?
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012) là con thứ của Nghị viện Bùi Quang Chiêu. Năm 1932, bà tốt nghiệp đại học Đại học Y khoa Paris. Hai năm sau (1934), khi đã thực tập xong, bà trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên lấy bằng bác sĩ y khoa ở Pháp. Luận án của cô sinh viên Henriette khi đó còn được hội đồng giám khảo đánh giá cao, tặng thưởng huy chương. |
Nữ bác sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu học chuyên ngành nào tại Pháp?
Cơ duyên với nước Pháp của nữ bác sĩ sinh năm 1906 đến từ năm 15 tuổi, khi bà sang Pháp du học. Học ở Pháp một năm, bà hay tin mẹ ở quê nhà mất mất vì bệnh lao phổi. Trong khi đó, bản thân Henriette cũng bị bệnh đau mắt mà phải gián đoạn một năm học. Năm 1927, khi vừa tròn 21 tuổi, bà quyết định theo học Đại học Y khoa Paris, chuyên ngành bệnh phụ nữ và trẻ em. |
Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam biết bao nhiêu ngoại ngữ?
Cơ hội tiếp xúc sớm với ngành giáo dục phương Tây cùng với trí thông minh, không bao lâu sau bà Henriette Bùi Quang Chiêu thông thạo nhiều ngôn như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Italy hay cổ ngữ như Latinh, Hy Lạp bên cạnh tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Trung. |
Chồng của bà Henriette Bùi Quang Chiêu là ai?
Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam kết hôn với tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam, ông Vương Quang Nhường, vào năm 1935. Đám cưới diễn ra trong con mắt ngưỡng mộ của rất nhiều người xung quanh và trở thành cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối nhất thời điểm đó. Thế nhưng, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong 2 năm. Sau đó, cả hai người ly hôn. |
Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam từng làm việc không lương cho bệnh viện nào?
Năm 1970, bà tình nguyện vào phục vụ không lương trong ngành hộ sản và nhi khoa tại Bệnh viện Phú Thọ ở vùng ngoại ô TP.HCM (trước đây là Sài Gòn). Đến năm 1971, bà quay trở lại Pháp và khám chữa bệnh thêm 5 năm nữa rồi nghỉ hưu. |
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu hiến tặng dinh thự nào cho Trường ĐH Y Dược TP.HCM?
Toàn bộ gia sản, bà đều đem hiến tặng. Căn biệt thự tư gia ở số 28 đường Testard trở thành cơ sở cho Y khoa Đại học Đường Saigon (thành lập năm 1947). Ngày nay, nơi đây được gọi là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (28 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM). Còn Trường ĐH Y Dược TP.HCM hiện tại ở đường Hồng Bàng được xây vào đầu thập niên 60. |