Mỗi ngày, thế giới xác định khoảng một triệu ca mắc bệnh tình dục ở nhóm người 15-49 tuổi. Ảnh: Unsplash. |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày, trên toàn thế giới có hơn một triệu ca bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) ở nhóm người 15-49 tuổi. Phần lớn trong số đó không có triệu chứng.
Ước tính năm 2022, khoảng 8 triệu người trưởng thành được xác định mắc bệnh giang mai trên toàn cầu. Trong đó, 1,1 triệu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh dẫn đến hơn 390.000 ca sinh nở bất lợi. Các trường hợp này cũng gây ra tình trạng lây nhiễm papillomavirus (HPV) ở những người có liên quan, dẫn đến hơn 311.000 ca không qua khỏi do ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Theo ThS.BS Lê Thùy Dương, Chủ nhiệm khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Quân y 175, hiện nay, trong số 8 bệnh có tỷ lệ mắc STIs cao nhất, 4 bệnh có thể chữa được là giang mai, lậu, chlamydia và trichomonas. 4 bệnh nhiễm virus còn lại là viêm gan B, herpes simplex (HSV), HIV và HPV vẫn chưa có phương án điều trị triệt để.
Ngoài có những tác động tức thời gây hại lên cơ thể, STIs còn có thể gây ra những hậu quả sức khỏe lâu dài như tăng khả năng lây nhiễm HIV, bệnh ung thư vùng kín, viêm nhiễm vùng chậu, chửa ngoài tử cung ở phụ nữ và vô sinh
Việc lây truyền STIs từ mẹ sang con có thể dẫn đến thai lưu; trẻ qua đời khi mới sơ sinh; nhẹ cân và sinh non; nhiễm trùng huyết; viêm kết mạc sơ sinh và dị tật bẩm sinh.
STIs nói chung cũng liên quan đến việc kỳ thị, bạo lực gia đình và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh STIs phổ biến hiện này là sử dụng bao cao su đúng cách, tiêm phòng, áp dụng các biện pháp can thiệp y sinh…Trong đó, phương pháp phòng bệnh hiệu quả và quan trọng nhất là khám tầm soát sớm và định kì.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã có khuyến cáo đối với các nhóm cần làm xét nghiệm như sau:
- Tất cả người có hoạt động tình dục từ 13 đến 64 tuổi nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần mỗi năm.
- Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục dưới 25 tuổi nên xét nghiệm bệnh lậu và chlamydia hàng năm.
- Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên thường xuyên có bạn tình mới, nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc STIs nên xét nghiệm bệnh lậu và Chlamydia hàng năm.
- Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm bệnh giang mai, HIV, viêm gan B và viêm gan C ngay từ đầu thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ cũng nên được xét nghiệm bệnh chlamydia và bệnh lậu ngay từ đầu thai kỳ.
- Riêng nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới:
- Nên xét nghiệm bệnh giang mai, chlamydia và lậu ít nhất mỗi năm một lần. Những người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có lịch sử quan hệ tình dục phức tạp nên xét nghiệm thường xuyên hơn (3-6 tháng/lần).
- Nên xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần và có thể thường xuyên hơn (3-6 tháng/lần).
- Nếu mắc HIV, nhóm người này nên xét nghiệm viêm gan C ít nhất mỗi năm một lần.
- Bất cứ ai dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy nên được xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần.
Do đó, mọi người cần khám tầm soát định kì theo khuyến cáo. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để nhanh chóng có phác đồ điều trị phù hợp.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.