Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai phải trả giá khi người vô tội chết vì thử thách trên TikTok

Theo chuyên gia, cá nhân tạo ra thử thách nguy hiểm trên mạng cần chịu trách nhiệm vì gây hại cho người khác. Tuy nhiên, các nền tảng lan truyền nó cũng không tránh khỏi vô can.

Esra Haynes (13 tuổi, đến từ Australia) bị ngừng tim và chết não sau khi tham gia trào lưu hít chất khử mùi lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: A Current Affair.

Sau tai nạn xảy ra tại ngoại ô Casal Palocco ở thành phố Rome (Italy) tối 14/6, một cậu bé 5 tuổi tử vong, trong khi mẹ và em gái của em trong tình trạng nguy kịch.

Các nhà điều tra cho biết ôtô của 3 nạn nhân va chạm với chiếc xe chở 5 thanh niên đang tham gia thử thách lan truyền trên mạng xã hội, EL PAÍS đưa tin.

Cậu bé xấu số và người thân là nạn nhân mới nhất của những trào lưu ngớ ngẩn trên Internet. Cuộc tranh luận một lần nữa bùng lên xung quanh việc trách nhiệm thuộc về ai trước những cái chết oan uổng như vậy.

Theo hãng thông tấn EFE, 5 thanh niên, gồm 4 nam và một nữ ở độ tuổi 20, điều khiển chiếc SUV sang trọng. Tất cả dấu vết cho thấy nhóm này tham gia thử thách 50 giờ lái xe không nghỉ. Kênh video có 600.000 lượt đăng ký của họ chia sẻ nhiều thử thách khác.

Dù không có số liệu thống kê chính thức, các tai nạn bi thảm xuất phát từ trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội xảy ra liên tục. Tuy nhiên, pháp luật hiện tại có những lỗ hổng trong việc giải quyết hiện tượng này.

Gabriel González, người truy tố tội phạm mạng ở thành phố Seville (Tây Ban Nha), đặt ra câu hỏi tại cuộc họp về an toàn công cộng: “Phải làm gì trước những thử thách lan truyền? Điều gì xảy ra khi trẻ em bị tổn thương do trào lưu nhịn ăn, nhét bao cao su vào lỗ mũi hoặc thi xem ai có thể nuốt nhiều chất khử mùi nhất?”.

“Chúng ta cần xem xét ai nên bị phạt”, ông nói thêm.

González giải thích trong lĩnh vực hình sự, những gì không được quy định trong luật pháp không thể bị truy tố. Do đó, cần tiến hành cải cách nhằm trừng trị các loại tội phạm mới.

Thu thach nguy hiem TikTok anh 1

Vito Loiacono (trái) là một trong số TikToker liên quan đến vụ tai nạn tại Italy. Bên phải là 2 chiếc xe sau vụ va chạm. Ảnh: RR. SS.

Cecilia Danesi, luật sư chuyên về trách nhiệm pháp lý do sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đồng tình với ý kiến cho rằng luật pháp hiện tại còn nhiều khoảng trống.

Bà cho biết tất cả hành vi bất hợp pháp phải bị trừng phạt, không có chỗ cho sự bao biện. Nhưng nếu không được quy định trong luật pháp, hành vi đó không thể bị truy tố hoặc xét xử.

“Trong lĩnh vực dân sự, nạn nhân chỉ có thể yêu cầu bồi thường”, bà nhận định.

Trong trường hợp những người thiệt mạng do trào lưu trên mạng, câu hỏi đặt ra là cá nhân tạo ra thử thách hay nền tảng lan truyền có lỗi?

“Người tạo ra thử thách nguy hiểm phải chịu trách nhiệm vì hành vi của họ gây hại cho cá nhân khác”, luật sư Danesi trả lời.

Nhưng bà cho rằng nền tảng cũng có trách nhiệm vì phải giám sát các nội dung đang phổ biến.

Francesc Núñez, nhà xã hội học chuyên về cảm xúc con người và giáo sư tại Đại học mở Catalonia (UOC), cho biết nhiều thử thách nguy hiểm thu hút người tham gia vì mang lại cảm giác kích thích.

Mireia Cabero, giáo sư tâm lý học tại UOC, cũng cho rằng tâm lý dễ dàng hùa theo khi bị lôi kéo cũng khiến giới trẻ cuốn vào trào lưu ngớ ngẩn.

Silvia Sivera, giáo sư tại khoa Khoa học Thông tin và Truyền thông của UOC, cho biết các mạng xã hội được xây dựng rất tốt để chọn lọc người dùng trẻ hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên, chia sẻ những thử thách lan truyền trên đó.

Không có số liệu thống kê cụ thể về sự nguy hiểm của những thử thách trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Đại học Quốc tế La Rioja và Đại học xứ Basque (Tây Ban Nha), khảo sát 417 trẻ vị thành niên từ 3 tỉnh, chỉ ra cứ 10 thanh thiếu niên Tây Ban Nha lại có một em thừa nhận tham gia trào lưu độc hại.

'Trò hề' chơi khăm trên TikTok ngày càng điên rồ

Từ ngớ ngẩn đến kỳ quái, hàng loạt thử thách, trò chơi khăm được TikToker tạo ra nhằm tìm kiếm lượt xem và sự chú ý, bất chấp gây hại cho người khác.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm