Cao Youyuan (20 tuổi) sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, nơi cha mẹ cô mở cửa hàng đồ gia dụng nhỏ.
Cha của cô, Cao Xiangjun, được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ. Sau khi bị gãy cả 2 chân vào năm 14 tuổi, ông đi lại khó khăn hơn do điều trị không đúng cách, The Paper đưa tin.
“Nhiều khách hàng yêu cầu dịch vụ vận chuyển sản phẩm, nhưng cửa hàng của cha mẹ tôi lãi rất ít. Chúng tôi không đủ khả năng thuê nhân viên giao hàng”, nữ sinh viên Viện Bách khoa Hồ Bắc cho biết.
Cao giúp bố giao tủ lạnh cho khách từ 6 năm trước, khi cô còn là học sinh cấp 2.
“Chiếc tủ lạnh đó không quá nặng. Tôi thử vác trên lưng và thấy trọng lượng có thể kiểm soát được. Kể từ đó, tôi giúp cha giao hàng khi rảnh rỗi”, Cao nói.
Cho đến nay, Cao vận chuyển hơn 1.000 tủ lạnh và các thiết bị gia dụng hạng nặng khác cho khách. Mỗi lần giao hàng, cha đều đi sau cô.
“Chiếc tủ lạnh nặng nhất tôi có thể cõng trên lưng là 70 kg, nhưng tôi chỉ đưa được lên tầng đầu tiên. Sau đó, tôi không thể leo lên các tầng cao hơn. Làm công việc này cũng cần có kỹ năng. Tôi nghĩ mình nắm được cách làm sau khi thực hiện nhiều lần. Thường ngày, tôi giao 1-2 tủ lạnh cũng không thấy mệt”, Cao kể.
Cao Youyuan giúp bố mẹ chuyển tủ lạnh và đồ gia dụng nặng khác cho khách hàng từ năm cấp 2. Ảnh: The Paper. |
Ông Cao Xiangjun lo lắng trước khối lượng công việc chân tay mà con gái phải đảm nhận. Người cha từng đưa con đi kiểm tra sức khỏe cách đây vài năm.
Sau khi bác sĩ xác định con gái ông hoàn toàn khỏe mạnh, ông mới đồng ý để cô tiếp tục.
“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì có cô con gái ngoan ngoãn và biết điều như vậy. Tôi cũng muốn nói với con rằng hãy giữ gìn sức khỏe và học hành chăm chỉ ở trường”.
Đoạn video Cao cõng tủ lạnh trên lưng đến căn hộ của khách hàng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, khiến nhiều người thán phục.
“Cô ấy là người con tuyệt vời. Cô ấy có trái tim thật đẹp!”, một người nói.
Người khác lại tỏ ra lo lắng: “Cô gái, bê vác nặng quá sẽ đau thắt lưng đấy. Giữ sức khỏe nhé”.
Trong khi đó, Cao chia sẻ: “Những bình luận của người dùng Internet khiến tôi cảm động, nhưng tôi không cảm thấy tự hào về mình vì đó là điều tự nhiên khi tôi làm điều này”.
“Tôi lớn lên chứng kiến cha mẹ làm việc rất vất vả mỗi ngày. Đôi khi, họ bận rộn đến nỗi không có thời gian để ăn cơm. Vì vậy, giúp đỡ cha mẹ là điều khá bình thường đối với tôi”, cô nói thêm.
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.