Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn gì để bảo vệ 'vùng kín' luôn khỏe mạnh?

Viêm âm đạo, viêm phụ khoa là những vấn đề phổ biến ở nữ giới, gây đau đớn, khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

Cải thiện dinh dưỡng giúp phụ nữ tránh được bệnh phụ khoa. Ảnh: Shutterstock.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Quan Vũ Ngọc, Viện Y dược học Dân tộc (TP.HCM), nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phụ khoa có thể khiến phụ nữ gặp biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thậm chí ung thư đường sinh dục.

Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả, bên cạnh việc giữ vệ sinh vùng kín, thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.

Bác sĩ Ngọc khuyến nghị phụ nữ nên ưu tiên các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua để cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Rau củ quả tươi như bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ cung cấp vitamin và chất xơ, giúp tăng cường đề kháng tự nhiên.

Tỏi cũng là thực phẩm vàng nhờ tính kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại. Ngoài ra, đậu nành chứa estrogen tự nhiên giúp duy trì cân bằng nội tiết tố. Uống đủ nước mỗi ngày cũng góp phần duy trì độ ẩm vùng kín và hạn chế viêm nhiễm.

Một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Cụ thể, đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá khiến hệ miễn dịch suy yếu. Các món ăn nhiều đường làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm, trong khi hải sản dễ gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm.

Để bảo vệ sức khỏe phụ khoa, chị em cần vệ sinh vùng kín đúng cách, sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, tránh thụt rửa sâu. Phụ nữ cần ,ựa chọn quần lót cotton, thay đổi thường xuyên để giữ vùng kín khô thoáng.

Bác sĩ Ngọc cho biết khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng sức đề kháng.

"Một lối sống tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục", bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Danh sách các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả của công ty Famimoto

Các sản phẩm mì chính, dầu ăn, bột canh cao cấp và hạt nêm của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đều không đạt so với các chỉ tiêu công ty công bố.

Tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc hiệu. Khi xuất hiện các biến chứng, người bệnh mới được phát hiện, chẩn đoán, điều trị thì đã muộn. 

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Ngày 26/4, Bộ Y tế ban hành công văn yêu cầu các địa phương, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm