Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Ngày 26/4, Bộ Y tế ban hành công văn yêu cầu các địa phương, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.

Phụ huynh tại TP.HCM đưa con đi khám buổi sáng nhưng trời đã bắt đầu nắng gay gắt. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số bệnh có vaccine phòng như sởi, ho gà, cũng như các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A/H5N1 vẫn ghi nhận và bùng phát tại nhiều quốc gia.

Trong nước, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, số ca mắc sởi ở trẻ 11-15 tuổi tại một số địa phương đang gia tăng, đồng thời đã ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 trên người. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số khu vực.

Thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ lễ và mùa cao điểm hè năm nay, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho người dân.

Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố cần giao trách nhiệm toàn diện cho chính quyền địa phương trong công tác phòng dịch; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp triển khai hiệu quả tiêm chủng mở rộng, rà soát, không bỏ sót đối tượng tiêm.

Đồng thời, các địa phương phải bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, trong đó có kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố được yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống sởi đợt 3 năm 2025, hoàn thành tiêm chủng lần 1 trước 30/4 và lần 2 trước 15/5. Các hình thức tiêm chủng cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương như tiêm tại nhà, trường học, lưu động. Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, tiêm vét, tiêm bù, đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Bộ Y tế cũng yêu cầu địa phương xây dựng phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh trong mùa hè, tại các ngày lễ lớn như 30/4, 1/5 và trong mùa du lịch hè. Công tác giám sát cần được tăng cường từ cửa khẩu, cộng đồng đến cơ sở y tế; chủ động phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, triển khai kịp thời các biện pháp xử lý ổ dịch, ngăn chặn bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm như dại, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu.

Các đơn vị y tế địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để thường xuyên phân tích, đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp phòng dịch phù hợp, hiệu quả.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm. Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Giun móc lây lan như thế nào?

Giun móc là ký sinh trùng phổ biến rất dễ lây lan. Mọi người đều có thể nhiễm khi đi chân trần trên đất nhiễm trứng của loại giun này.

Mua thuốc tiểu đường qua mạng, người phụ nữ nhập viện vì suy thận

Nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa nhập viện nguy kịch, suy thận cấp sau khi uống thuốc tiểu đường dạng viên mua qua mạng theo lời giới thiệu của người quen.

4 loại nước rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Uống nước chanh nghệ, nước ép lựu và cà chua hay sinh tố hạt lanh vào buổi sáng giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ổn định nồng độ glucose, góp phần kiểm soát đường huyết.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm