Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn ngủ 10 ngày ở Bitexco săn Yeezy là đại diện cho văn hoá camp giày?

Từ lâu, camp giày đã trở thành văn hoá của các tín đồ thời trang trên thế giới. Họ muốn là người được sở hữu đầu tiên dòng Yeezy hay Ultra Boost của adidas...

Giới trẻ Sài Gòn sẽ làm gì sau 10 ngày xếp hàng săn giày Yeezy 700? Sau 10 ngày ăn ngủ bên ngoài Bitexco để mua đôi Yeezy 700 với giá 8 triệu đồng, các bạn trẻ Sài Gòn tỏ ra phấn khích và tiết lộ "số phận" bây giờ của mẫu giày này.

Tối 16/8, nhiều người tập trung trước cửa hàng adidas để chờ đợi dòng giày Yeezy Boost 700 chính thức được bày bán với giá gốc 8 triệu đồng.

Một số bạn trẻ đã ăn ngủ đến 10 ngày trên vỉa hè đối diện toà nhà Bitexco, TP.HCM. Theo như chia sẻ, các tín đồ đam mê giày cho rằng việc họ làm nhằm thoả mãn sở thích và cũng chính là nền văn hóa camp giày có từ lâu đời.

Van hoa Camp giay tren the gioi anh 1
Ở Việt Nam, để có một suất mua giày, giới trẻ Sài Gòn phải xếp hàng nhận chỗ từ nhiều ngày trước. Hãng tiến hành điểm danh 3 lần mỗi ngày, ai không có mặt đúng giờ điểm danh sẽ bị loại. Ảnh: Quỳnh Trang.

Camp giày nghĩa là gì?

Camp có nghĩa là cắm trại, ngụ ý những người xếp hàng để mua một món đồ được nhiều người săn đón như dòng giày Yeezy, Ultra Boost của adidas...

Camp giày cũng tương tự việc bạn xếp hàng chờ mua các mẫu điện thoại mới vào ngày ra mắt hay ngủ qua đêm để trở thành người đầu tiên mua sắm sản phẩm tại lễ hội giảm giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, hai điều này có sự khác biệt rõ rệt.

Đối với tín đồ công nghệ, nếu muốn tận tay chạm vào sản phẩm, các bạn vẫn có thể túc trực qua đêm để chờ đợi ngày mở bán. Dù không may mắn nằm trong danh sách được lựa chọn, sau đó bạn vẫn có thể mua lại với mức giá gốc cùng số lượng không giới hạn.

Ngược lại trong giới sneaker, đối với những đôi giày tương đối hiếm, việc bạn không dành thời gian để camp, khả năng cao sẽ khó sở hữu món đồ mình yêu thích. Hoặc bạn phải mua lại với mức giá cao gấp nhiều lần so với giá gốc.

Van hoa Camp giay tren the gioi anh 2
Camp có nghĩa là cắm trại, ngụ ý những người xếp hàng để mua các sản phẩm được nhiều người săn đón. Ảnh: Instagram.

Văn hóa camp giày trên thế giới 

Văn hoá xếp hàng để mua những đôi giày với số lượng giới hạn ở nước ngoài đã có từ lâu, riêng Việt Nam chỉ thịnh hành vài năm gần đây. Các mẫu giày này thường được biết đến với độ nổi tiếng, mức giá khá cao kể cả giá gốc hay nhượng lại cho người khác.

Mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới, các bạn trẻ luôn tụ họp lại một địa điểm tập trung cố định trước cửa hàng.

Đơn cử như tại Australia với các thành phố lớn như Melbourne hay Sydney, các tín đồ xếp hàng từ rất sớm, khoảng 3-4 ngày trước khi chính thức mở bán.

Van hoa Camp giay tren the gioi anh 3
Trên thế giới, văn hóa camp giày đã có từ rất lâu. Ảnh: Pinterest.

Văn hóa camp giày ở Việt Nam mấy năm gần đây cũng có sự ổn định hơn và tương đối đơn giản. Trước khi mở bán, trưởng nhóm sẽ lập danh sách những người đăng ký xếp hàng sớm nhất, sau đó chốt lại số lượng một lần nữa.

Mỗi ngày, người có tên trong danh sách phải có mặt để hãng tiến hành điểm danh, ai không đúng giờ sẽ bị loại. Dân camp phải luôn túc trực trước cửa hàng để nhận thông tin từ hãng về bất cứ sự thay đổi nào.

Nhiều người mới bắt đầu chạy theo nền văn hóa camp giày thường đặt câu hỏi: Liệu có quá khó để thực hiện?

Theo chia sẻ của "dân lành nghề", việc làm này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, cơ thể mệt mỏi vì phải ngồi không ít ngày liên tục trước cửa hàng.

Tuy nhiên, "món quà" nhận được khi camp giày chính là các tín đồ có thể học hỏi nhiều điều khi trò truyện với hội cùng sở thích, hay chiêm ngưỡng tận mắt dòng giày hiếm, độc lạ.

Van hoa Camp giay tren the gioi anh 4
Niềm hạnh phúc của dân chơi sneaker chính là được đi camp để sở hữu một sản phẩm yêu thích. Ảnh: Quỳnh Trang.

Lý do giới trẻ bỏ nhiều thời gian đi camp giày

Nếu so sánh nước ngoài và Việt Nam, ở đâu các bạn trẻ cũng biết cách camp giày phù hợp với yêu cầu đặt ra của hãng. Họ là những người sưu tầm về giày, dành thời gian xếp hàng để mua món đồ có số lượng giới hạn với giá gốc trước khi được rao bán lại gấp nhiều lần.

Không ít tín đồ thời trang cho rằng camp giày như công việc kiếm ra tiền. Việc bạn dành thời gian và công sức nhiều ngày liền "đóng cọc" trước cửa hàng, lợi nhuận nhận được là hoàn toàn xứng đáng. 

Ví dụ đơn giản đôi giày Yeezy Boost 700 bán ở store adidas (toà nhà Bitexco, TP.HCM) với mức giá 8 triệu đồng. Nhưng khi nhượng lại cho các nguồn thu sẽ cao hơn 3-4 triệu đồng tùy vào kích cỡ và độ ưa chuộng của mẫu giày đó.

Van hoa Camp giay tren the gioi anh 5
Chỉ những ai đam mê sneaker thật sự mới hiểu được việc các bạn trẻ đang làm đến từ tình yêu dành cho những đôi giày hiệu. Ảnh: Quỳnh Trang.

Dù có nhiều chỉ trích hay phán xét cho rằng các bạn trẻ camp giày đều rảnh rỗi, không biết quý trọng thời gian thì về phía tín đồ sneaker, họ cảm thấy đa số người bình luận chê bai, trách móc đều không hiểu biết gì về giày và niềm đam mê giày.

Đối với tín đồ thời trang, việc sở hữu mẫu Yeezy hay bất cứ dòng giày hiếm nào đều có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là người có sở thích sưu tập giày hiệu.

Hơn nữa, hành động thức đêm chờ săn giày hay bỏ 8 triệu đồng ra mua sắm hoàn toàn không ảnh hưởng cuộc sống của người khác.

Giới trẻ Sài Gòn ăn ngủ 10 ngày ở ngoài Bitexco để săn giày hiếm Sáng 17/8 mới chính thức mở bán nhưng từ nhiều ngày trước, hàng trăm bạn trẻ đã xếp hàng để có suất mua giày Yeezy Boost 700 của hãng Adidas với giá 8 triệu đồng.

Ăn ngủ 10 ngày ngoài Bitexco săn giày hiếm: Đam mê hay thừa hơi?

Để có một suất mua giày Yeezy Boost 700, nhiều bạn trẻ Sài Gòn đã phải xếp hàng nhận chỗ từ 10 ngày trước và "điểm danh chính chủ" rất nhiều lần.

Thuận Vũ

Bạn có thể quan tâm