Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ăn nhiều mì tôm có bị ung thư dạ dày?

Chế độ ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm hun khói, đã qua chế biến là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Mì tôm có phải là thực phẩm gây nguy hiểm?

Ban ngày đến trường, tối đi làm thêm, tôi không có thời gian nấu cơm nên thường ăn mì tôm trừ bữa. Ăn mì tôm quá nhiều, tôi có nguy cơ bị ung thư dạ dày không? (Thanh Bình, 21 tuổi, Hà Nam)

TS Nguyễn Hồng Vũ, ngành Sinh học phân tử trong Y học, Viện nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope, California, Mỹ, tư vấn:

Thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate. Cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần nạp đủ các chất protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên, cơ thể rất dễ mệt mỏi. 

Bạn ăn mì thường xuyên sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những loại cao cấp. Vì vậy, bạn không nên ăn mì tôm để thay cho bữa chính. Ngoài ra, khi ăn, bạn có thể thêm một số loại thực phẩm khác như thịt, rau, trứng... để tăng dinh dưỡng. 

Hiện nay, các nhà khoa học chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn nhiều mì tôm là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm:

- Chế độ ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm hun khói, đã qua chế biến

- Chế độ ăn ít trái cây, rau củ

- Tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Viêm dạ dày lâu ngày

- Hút thuốc

- Có Polyp dạ dày.

Nếu cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày như thường xuyên đau bụng, chán ăn, có máu trong phân, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Con trai 2 tuổi mắc HP dạ dày do lây từ mẹ

Bác sĩ cho biết đây là trường hợp được phát hiện ngẫu nhiên. Người mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP nên đưa con đi kiểm tra.

 

Độc giả Thanh Bình

Bạn có thể quan tâm