“Ăn và không để lại vụn” không phải để mô tả hành động ăn gọn ổ bánh mà không vương vãi. Với giới trẻ, đây là một lời khen ngợi dành cho một người đã làm tốt việc gì đó.
"Ăn và không để lại vụn" thực chất là phiên bản Việt hóa sát nghĩa của “Ate and left no crumbs”, một câu nói lóng tiếng Anh phổ biến với người trẻ nước ngoài. Ngữ nghĩa của câu này được giữ nguyên khi du nhập về Việt Nam năm 2023.
Kể từ đó, "ăn và không để lại vụn" được sử dụng rộng rãi, chủ yếu dưới dạng bình luận trên mạng xã hội.
Gen Z thường áp dụng câu nói này trong nhiều tình huống nhằm khen ngợi đối phương, như makeup một lớp nền hoàn hảo, hát hay như "nuốt đĩa", hay chiến thắng trong một cuộc tranh luận.
Bên cạnh đó là biến thể "ăn và vẫn còn vụn" (ate and left crumbs) mang nghĩa trái ngược. Câu nói này lại được dùng để ám chỉ một người vẫn còn thiếu sót dù đã cố làm tốt.
Đây không phải là trường hợp từ lóng nước ngoài đầu tiên được phiên âm hoặc dịch sang tiếng Việt, rồi trở nên thịnh hành ở Việt Nam. Trước đó, giới trẻ từng sáng tạo nhiều từ vựng có nguồn gốc tiếng Anh, tiếng Hàn hay tiếng Trung, như "10 điểm không có nhưng", "Quền cha nà", "Ao chình"...
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi
Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.