Yang Lake là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, được biết đến là hồ nước có nhiều cảnh đẹp tự nhiên.
Nhưng với giới trẻ Việt Nam, "yang lake" có nghĩa là "giang hồ". Trong đó, “Yang” là cách đọc lóng của từ “giang”, còn “lake” là một từ tiếng Anh, được dịch ra là “hồ”.
Từ lóng này xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2020, được sử dụng thay thế cho từ "giang hồ", vốn mang hàm ý tiêu cực, dùng để chỉ dân xã hội đen, tội phạm, sống theo băng đảng.
Trong khi đó, người trẻ dùng từ "yang lake" một cách hài hước hơn, thường để mô tả những người trông ghê gớm, nhưng thực chất chỉ là "hổ giấy".
Cụm từ này sớm trở thành trào lưu và hiện vẫn được sử dụng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người đã tự nhận mình là "yang lake", hoặc sáng tạo một số câu nói như “người trong yang lake”, "phiêu bạt yang lake”...
Ngoài “yang lake”, từ điển Gen Z còn có “ao chình”, “chằm zn” hay “simp chúa”, đều là những từ được sáng tạo dựa trên cách chơi chữ hài hước.
Nhà có nhiều cột
Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Lifestyle giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.