Nếu ảnh gif khi vừa sinh ra đã gây náo động giới nhiếp ảnh và trở thành một trong những trào lưu được ưa chuộng nhất trên Internet, thì cinemagraph được xem là bước phát triển cao hơn và mang đậm tinh thần nghệ thuật. Đến lượt Invisible Cinemagraph (ảnh động vô cực), tính sáng tạo như được tiếp thêm “làn gió mới” để khai phóng và thăng hoa với sự kết hợp của gif và cinemagrap.
Cinemagraph "thổi hồn" cho sự tĩnh lặng
Cinemagraph là một loại ảnh động được lưu dưới dạng file .gif (graphics interchange format, tạm dịch là định dạng trao đổi hình ảnh). Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 2011, và được nhắc đến bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Jamie Beck cùng chồng là nghệ sĩ kỹ thuật số (digital artist) Kevin Burg. Những tấm ảnh cinemagraph đầu tiên trên thế giới đã ghi lại khoảnh khắc ấn tượng tại Tuần lễ Thời trang New York qua mắt nhìn của cặp đôi nổi tiếng trong làng nghệ thuật.
Ảnh cinemagraph chứa đựng đồng thời hai yếu tố động và tĩnh. Ảnh:Instagram @Wilygroup. |
Không giống ảnh gif thông thường, cinemagraph chứa đựng các yếu tố di chuyển. Nhờ đặc điểm thú vị này, người dùng có thể lựa chọn một điểm nhìn mình yêu thích để tuỳ biến sự chuyển động, tạo nét cá tính riêng cho từng bức ảnh. Cụ thể hơn, một phần của đối tượng trong bức ảnh sẽ chuyển động lặp lại hoặc tiếp diễn và trái ngược hoàn toàn với sự tĩnh lặng ở phần còn lại.
Người xem như bị cuốn theo những đường chuyển động lặp lại hay tiếp diễn trên bức hình cinemagraph. Ảnh: Instagram @thercles. |
"Cinemagraph thú vị bởi nó cho phép mọi người nhìn sự vật qua đôi mắt của bạn" - nhiếp ảnh gia Jamie Beck cho hay.
Nét độc đáo của cinemagraph nhanh chóng lan rộng, tạo thành làn sóng mới trong giới nhiếp ảnh và cộng đồng nghệ sĩ. Đến nay, sức hút của loại hình chụp ảnh này vẫn lan toả mạnh mẽ với tất cả bạn trẻ yêu thích chụp ảnh và sáng tạo nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới.
Invisible Cinemagraph - khai phóng sự sáng tạo
Khi giới trẻ vẫn chưa hết hứng thú cùng cinemagraph, thì dòng chảy công nghệ và sự sáng tạo lại tiếp tục chứng minh sức hút vô tận của mình với trào lưu Invisible Cinemagraph, hay còn gọi là ảnh động vô cực. Như một làn gió mới, xu hướng chụp ảnh này đem yếu tố vô cực - lấy cảm hứng từ thiết kế Infinity Display trên Galaxy S8 để tạo nét mới lạ cho ảnh động một phần (cinemagraph) vốn đã quen thuộc.
Trào lưu ảnh Invisible Cinemagraph lấy cảm hứng từ thiết kế màn hình vô cực đột phá trên Galaxy S8. Với viền màn hình siêu mỏng đến vô hình và tỷ lệ hiển thị lên tới 18,5:9, bộ đôi sản phẩm mới nhất của Samsung đem đến cho người sử dụng cảm giác như đang cầm một mặt kính trong suốt. Nhờ đó, hiệu ứng thị giác mà ảnh động vô cực mang lại cho hiệu quả tốt hơn. Bởi vậy có thể nói, Galaxy S8/S8+ là những smartphone có khả năng thực hiện ảnh động vô cực tốt nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, tính năng tạo ảnh gif được trang bị sẵn và hiệu ứng hiển thị căng tràn sống động trên Galaxy S8 cũng cho phép người dùng tạo nên bước sáng tạo đột phá: đem điện thoại đặt vào giữa khung hình, biến phần chuyển động bên trong màn hình Infinity trở thành đối tượng chủ thể của bức ảnh.
Viền màn hình siêu mỏng của Samsung Galaxy S8 đem đến hiệu ứng thị giác tốt nhất cho ảnh động vô cực. Ảnh: Dzũng Yoko. |
Sự sáng tạo đặc biệt này khiến người xem cảm thấy bất ngờ và thú vị, bởi nó tập trung lưu lại những khoảnh khắc độc đáo mà người chụp muốn truyền tải. Theo đó, bạn chỉ cần nắm bắt những khoảnh khắc nhỏ bé của cuộc sống, hoặc vận dụng trí tưởng tượng của mình để tạo nên sự chuyển động mới lạ qua lăng kính vô cực.
Không phức tạp như việc tạo ra ảnh cinemagraph (phải quay video và sử dụng nhiều ứng dụng phần mềm như easy gif animator, photoscape hoặc photoshop), với ảnh động vô cực, bạn chỉ cần một trợ thủ duy nhất là chiếc Galaxy S8 đã trang bị đầy đủ tính năng. Chỉ sau 3 bước thực hiện, bạn hoàn có thể tạo nên một bức ảnh động vô cực mang đậm dấu ấn cá nhân.
Qua lăng kính vô cực, những sự vật giản dị cũng trở nên sống động hơn. Ảnh: Tạ Quốc Kỳ Nam. |
Điểm cộng này giúp ảnh động vô cực dễ dàng chinh phục giới nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và các bạn trẻ mong muốn “khai phá” giới hạn của bản thân.
Dzũng Yoko, Monkey Minh, Adrian Anh Tuấn… là những cái tên đầu tiên thử sức với hình thức chụp ảnh này tại Việt Nam. Loạt ảnh Invisible Cinemagraph bắt mắt của họ đã trở thành nguồn cảm hứng để các bạn trẻ tiếp tục khai phóng sự sáng tạo và làm nên ảnh động vô cực độc đáo của riêng mình.
Invisible Cinemagraph hiện được xem là một loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh, được nhiều nghệ sĩ Việt thực hiện để tạo nên sự khác biệt. Loại hình chụp ảnh này nhanh chóng trở thành trào lưu và lan toả mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia. Để hiểu rõ hơn về Invisible Cinemagraph, độc giả xem tại đây.