Tôi là sinh viên năm 2 một trường đại học ở Đồng Nai. Gia đình không khá giả và cũng muốn tự lập, tôi sớm đi làm thêm để tự trang trải sinh hoạt phí cho cuộc sống xa nhà, ít khi xin hỗ trợ từ ba mẹ.
Đợt vừa rồi, lịch làm thêm không ổn định nên tôi hơi kẹt tiền. Tối muộn hôm đó, tôi nhắn tin xin tiền ba mẹ, không dám gọi điện vì sợ tạo cảm giác hối thúc, khiến ba mẹ áp lực. Vì chỉ cần chi tiêu cho khoảng một tuần, tôi ước chừng ba mẹ gửi vài trăm nghìn, nhiều hơn thì một triệu đồng là đã tốt lắm.
Không ngờ mới 5h hôm sau, điện thoại tôi hiện thông báo nhận được 5 triệu đồng ba gửi.
"Tiền ba cho để xài nhé. Lo học đi nếu công việc không ổn thì nghỉ nha con. Cái cần là lo học để sau này mới kiếm tiền nha con, chúc con thành công", ba gửi thêm tin nhắn tôi.
Giống nhiều ông bố khác, ba tôi thuộc tuýp lạnh lùng, chẳng mấy khi nói lời ngọt ngào, cùng lắm chỉ nói chuyện nhẹ nhàng khi nhắn tin như vậy. Ba với tôi cũng không hợp nhau, lúc ở nhà, tôi hay bị ba mắng vì hậu đậu và hay quên, đến khi tôi đi học đại học mới đỡ.
Khi nhận được tiền, không hiểu sao tôi xúc động đến bật khóc. Không phải tôi không biết ba mẹ thương tôi ra sao, chỉ là đôi lúc tôi chợt nhận ra tình yêu ấy lớn đến nhường nào.
Tôi không dám hứa với ba mẹ sau này có thể kiếm thật nhiều tiền, để khi ba mẹ nhắn một cái tin cần là có thể chuyển liền, nhưng tôi hứa sẽ cố gắng đền đáp ba mẹ theo cách của tôi.
(Ánh Thư, Đồng Nai)
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.