![]() |
Những người có dạ dày nhạy cảm, bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày nên tránh ăn dứa. Ảnh: Pexels. |
Dứa chứa nhiều vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa và đặc biệt là enzyme bromelain - hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Tuy nhiên, nếu ăn dứa không đúng cách, bạn có thể gặp phải các vấn đề như kích ứng miệng, đau dạ dày hoặc tương tác với thuốc.
Không nên ăn quá nhiều dứa một lúc, đặc biệt là dứa xanh
Theo Cleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.
Nguyên nhân chính là enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân hủy protein. Khi bạn ăn quá nhiều dứa tươi, bromelain bắt đầu phân hủy các mô protein trong miệng, gây cảm giác rát, ngứa hoặc thậm chí nổi mụn nước nhỏ ở môi và lưỡi. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy miệng nóng rát hoặc viêm nhẹ.
Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều axit tự nhiên và chất xơ, nếu ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.
Dứa chưa chín, đặc biệt là phần lõi hoặc phần gần cuống, chứa nồng độ bromelain và axit cao hơn bình thường.
Không nên ăn dứa khi đói
Dứa có độ axit cao, do đó ăn khi bụng đang rỗng, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ chua, trào ngược axit, đau tức dạ dày, đầy hơi hoặc khó tiêu.
![]() |
Ăn nhiều dứa dễ gây ngứa họng, miệng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Những người có dạ dày yếu, bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên tránh ăn dứa lúc đói. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp dứa với yến mạch, sữa chua hoặc các món nhẹ khác để làm dịu độ axit.
Không nên ăn dứa nếu đang dùng một số loại thuốc
Dứa có hoạt tính sinh học cao. Enzyme bromelain có thể tương tác với nhiều loại thuốc, khiến thuốc hấp thụ mạnh hơn hoặc tác dụng phụ tăng lên. Một số tương tác đáng chú ý gồm:
- Thuốc kháng sinh: Dứa có thể làm tăng hấp thu thuốc, khiến thuốc tác dụng mạnh hơn nhưng cũng dễ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Thuốc chống đông máu: Bromelain trong dứa có tính chất làm loãng máu tự nhiên, có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng kèm thuốc chống đông máu.
- Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị trầm cảm: Dứa có thể ảnh hưởng đến enzyme gan, làm thay đổi tốc độ phân hủy thuốc trong cơ thể.
Nếu bạn đang dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là thuốc tim mạch, kháng sinh, hoặc thuốc liên quan đến hệ thần kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa thường xuyên.
Ai không nên ăn dứa?
- Những người có dạ dày nhạy cảm, bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày nên tránh ăn dứa vì độ axit cao của loại quả này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Người bị dị ứng với bromelain có thể gặp phản ứng như ngứa, sưng hoặc nổi mẩn sau khi ăn.
- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc kháng sinh cũng nên thận trọng vì dứa có thể tương tác với các loại thuốc này.
- Người bị bệnh thận nên hạn chế ăn dứa do hàm lượng kali cao.
- Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên ăn dứa tươi vì hệ tiêu hóa còn yếu, dễ bị kích ứng do axit và enzyme.
Nước tăng lực sẽ gặm nhấm cơ thể bạn từ bên trong
Nhiều người thường nhờ tới các loại nước tăng lực khi mệt mỏi hay muốn nâng cao thể lực. Nếu thỉnh thoảng bạn uống các loại nước này thì không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu chúng thường xuyên được uống hay phải uống mỗi ngày thì có một điều bạn nhất định nên biết. Đó là các thành phần của nước tăng lực.
Trong một chai nước tăng lực 125cc này có ghi thành phần nguyên liệu là “Carbohydrate (đường, đường lỏng glucose, fructose)”, bảng giá trị dinh dưỡng có ghi “Carbohydrate 19g”, tức là trong một chai nước này có chứa 19g carbohydrate.
Bộ Y tế - Lao động & Phúc lợi Nhật Bản đã ước tính, nhu cầu tối thiểu cho lượng carbohydrate loại tiêu hóa được trong một ngày là 100g. Uống một chai nước tăng lực 125cc này, bạn đã hấp thu gần một phần năm nhu cầu tối thiểu của cơ thể.