Chiều nay (25/9), phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của VKS và luật sư đối với nhóm tội danh “Rửa tiền”.
Bị cáo Chu Lập Cơ. Ảnh: VH. |
Trước câu hỏi của đại diện VKS về việc mở bao nhiêu thẻ ở Ngân hàng SCB, bị cáo Chu Lập Cơ trả lời không nhớ và tôn trọng quy kết của cáo trạng.
Cũng theo ông Chu Lập Cơ, hạn mức mỗi thẻ là 10 tỷ đồng, nhưng mỗi tháng chi tiêu hết bao nhiêu thì không nhớ.
Đại diện VKS tiếp tục đặt câu hỏi: “Cáo trạng xác định từ 1/01/2018 đến 7/10/2022, bị cáo tiêu hết hơn 225 tỷ đồng trong tài khoản. Bị cáo có biết nguồn tiền nộp vào các thẻ từ đâu hay không?".
Với câu hỏi này, bị cáo Chu Lập khai không sử dụng thẻ mở tại Ngân hàng SCB mà chỉ sử dụng các thẻ mở tại Hồng Kông.
Trước câu trả lời này, VKS tiếp tục truy vấn: “Vì sao tại cơ quan điều tra và phiên tòa sáng nay, bị cáo thừa nhận việc chi tiêu từ các thẻ tín dụng của Ngân hàng SCB?".
“Bị cáo nghĩ rằng các thẻ tín dụng này là do văn phòng công ty tại Việt Nam mở và thanh toán. Chỉ đến khi nhận được kết luận điều tra, bị cáo mới biết 3 thẻ tín dụng này được mở tại Ngân hàng SCB và có liên quan tới vợ” - ông Trần Lập Cơ lý giải.
Không đồng ý với lời khai của chồng, bà Trương Mỹ Lan trình bày: “Chồng bị cáo bị tạm giam hơn hai năm rồi nên tinh thần chịu ảnh hưởng, anh ấy không nhớ nên nói sử dụng 3 thẻ của SCB. Thực tế, Ngân hàng SCB chỉ phát hành hai thẻ là Visa, Master cho chồng bị cáo, anh chủ yếu sử dụng các thẻ mở tại nước ngoài. Do bị cáo muốn ủng hộ cho Ngân hàng SCB nên mới ép anh sử dụng hai thẻ, việc nộp tiền vào thẻ như thế nào, anh ấy hoàn toàn không biết”.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: VH. |
Ngoài ra, bà Lan tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Về tội “Tham ô tài sản” bị truy tố, xét xử ở giai đoạn 1, bà Lan cũng cho rằng mình bị oan.
Bỏ qua quảng cáo
“Bị cáo không bao giờ nghĩ sẽ rơi vào thảm cảnh như ngày hôm nay. Đâu có một người nào tham ô mà toàn bộ tài sản nằm hết ở Ngân hàng SCB? Làm sao có người tham ô mà không có đồng nào?” - bị cáo Lan nói.
Trả lời câu hỏi của VKS về việc tại sao là Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng SCB mà phải xin ý kiến của bị cáo Trương Mỹ Lan trong việc đi trả nợ các khoản vay, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung giải thích: "Khi bị cáo lên nhậm chức có nhận bàn giao của các lãnh đạo cũ. Trong đó, có những việc của bà Nguyễn Phương Hồng (cựu thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB, hiện đã chết) để lại và dặn liên hệ với bà Lan".
Trước câu hỏi của đại diện VKS là “Với nhận thức của bị cáo, nếu không có ý kiến của bị cáo Lan thì có thực hiện việc giải ngân để trả cho các ngân hàng khác không?”, bị cáo Dung trả lời “Không”.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.