Người ngủ trong ôtô ngoài nguy cơ ngộ độc CO còn có nguy cơ ngộ độc chì. Ảnh minh họa: Vietnamnet. |
Chiều 2/6, bác sĩ chuyên khoa I Đào Vũ Hà, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng), người trực tiếp cấp cứu cho 3 nạn nhân ngộ độc khí khi ngủ trong ôtô, chia sẻ khoảng 3h30, khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân P.V.T. cùng hai con là P.M.H. và P.K.N. (trú tại An Lão, Hải Phòng). Họ vào viện vào viện do bị ngạt khí nhưng tình trạng sức khỏe khác nhau.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân P.M H. (20 tuổi) đã ngừng tuần hoàn. Bác sĩ đã cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện. Sau 4 giờ, tim bệnh nhân đập trở lại một lần nhưng tình trạng rất nặng nên gia đình xin về. Bác sĩ Hà cho biết trường hợp bệnh nhân H. khi phát hiện ra đã nặng hơn hai người còn lại. Do cô gái này ngủ ở ôtô khác, gia đình phát hiện bệnh nhân đã ngạt quá lâu.
Trường hợp của bệnh nhân P.K.N. (15 tuổi) vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, thở ngáp cá, đây là tình trạng suy hô hấp nặng. Bác sĩ nhanh chóng tiến hành hỗ trợ kiểm soát đường thở, cho bệnh nhân thở máy, nâng huyết áp, thuốc vận mạch và các biện pháp hồi sức tích cực khác. Sau 3 tiếng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân N. tiến triển tốt hơn, nồng độ oxy trong máu cao hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn chưa tỉnh táo hoàn toàn.
Bệnh nhân P.V.T. (SN 1974) thời điểm vào viện tỉnh táo hơn, được hỗ trợ thở máy.
Người ngủ trong xe ô tô ngoài nguy cơ ngộ độc CO còn có nguy cơ ngộ độc chì. Ảnh minh họa: Vareli. |
Theo bác sĩ Hà, sau khi cấp cứu cho hai bố con ông T. qua cơn nguy kịch, Bệnh viện Kiến An đã hội chẩn toàn viện. Các bác sĩ nghi ngờ ngoài ngộ độc CO, bệnh nhân còn có thể bị ngộ độc chì do nổ xe trong gara kín.
Nếu chỉ ngộ độc CO thông thường, bệnh nhân có thể chuyển sang Viện Y học biển Hải Phòng để xử trí. Tuy nhiên, bác sĩ nghi ngờ có yếu tố ngộ độc chì nên Bệnh viện Kiến An đã liên hệ với các bệnh viện tuyến trung ương để chuyển bệnh nhân lên. Hai bố con bệnh nhân T. đã được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) để tiếp tục điều trị.
Khi chuyển viện, bệnh nhân T. đã tỉnh hoàn toàn nhưng vẫn phải thở máy. Bệnh nhân N. còn kích thích, đã được sử dụng thuốc an thần, huyết động và oxy trong máu đã ổn định. Ngày 2/6, lẽ ra, bệnh nhân N. tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Khi vụ việc xảy ra, bệnh nhân không thể dự thi.
Qua sự việc, bác sĩ Hà khuyến cáo đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ việc ngạt khí vì nằm trong ôtô tránh nóng. Do đó, khi cắt điện, người dân không nên để ôtô trong nhà, nổ máy và nằm ngủ.
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.
Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.