Thời gian gần đây, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đã tiếp nhận điều trị cho không ít bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng tại các địa phương khu vực phía nam. Với sự xuất hiện của chủng gây bệnh nặng Enterovirus 71 (EV71), tình hình dịch tay chân miệng tại TP.HCM và các tỉnh phía nam ngày một diễn biến phức tạp. |
Giữa nhiều máy móc lọc máu, monitor và thiết bị hồi sức cấp cứu, bé trai nằm nhỏ thó, mắt nhắm nghiền. Bên cạnh, hai bác sĩ và điều dưỡng đang kiểm tra tình trạng và thiết bị điều trị cho trẻ. Bé là một trong 2 bệnh nhi tay chân miệng nặng đang được lọc máu tại khoa. |
Nằm cách đó không xa, bé L.T.A. (28 tháng tuổi, Bạc Liêu) lờ đờ nhìn bác sĩ điều trị cho mình. Được đưa vào bệnh viện địa phương ở giai đoạn 4, bé được lọc máu 2 ngày rồi chuyển lên TP.HCM để thở máy lâu dài. Hiện, sau 7 ngày nằm viện, trẻ mới được cai máy thở nhưng vẫn cần theo dõi thêm. |
Ở giường đối diện, bệnh nhi P.H.K. (29 tháng tuổi, Hậu Giang) mắt nhắm nghiền, thở đều. Bên cạnh là máy thở phát ra chuỗi âm thanh tít… tít… đều đặn. Bé K. mới chỉ được cai lọc máu một hôm trước đó. Dù được phát hiện và vào viện điều trị sớm, trẻ nhanh chóng trở nặng trong chỉ một ngày, phải nằm trong phòng hồi sức tích cực một tuần nay. |
Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, trong 2 tuần qua, trung bình một ngày khoa điều trị cho 8 ca tay chân miệng nặng ở độ 3-4. Trong tuần này, con số này đã lên đến trên 10 ca/ngày. |
Khoa Hồi sức tích cực chống độc phải dành gần 50% số giường bệnh (12/30 giường) cho các bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng. “Chúng tôi không nghĩ rằng số bệnh nhân tay chân miệng phải nằm phòng hồi sức lại tăng nhanh đến vậy”, PGS Quang chia sẻ. |
Trong bối cảnh bệnh tay chân miệng lan rộng như hiện tại, PGS Quang dự đoán dịch có thể kéo dài đến tháng 7, số ca bệnh, đặc biệt là các bé bệnh nặng, có thể tăng nhiều hơn trong thời gian tới. |
Theo PGS Quang, trong trường hợp TP.HCM có nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng, thành phố vẫn đảm bảo đủ thuốc cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế điều trị cho các bé. |
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.