Ngành y tế Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều thiết bị hiện đại, đòi hỏi người dùng vận hàng bằng tiếng Anh. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Thực tế nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong ngành y là rất lớn, nhưng số lượng bác sĩ học ngoại ngữ chuyên môn sau tốt nghiệp còn khiêm tốn.
Qua quá trình giảng dạy, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Kiều, nguyên Phó khoa Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhận thấy để bác sĩ ra trường đi làm rồi quay trở lại học tiếng Anh chuyên ngành rất khó. Có thể do tính chất công việc bận rộn, họ không thể sắp xếp thời gian.
Chia sẻ này được TS Kiều trao đổi tại Hội thảo chia sẻ về lợi ích Anh văn nghề nghiệp y tế quốc tế tổ chức tại TP.HCM mới đây.
Nhiều chuyên gia đã chia sẻ ý kiến xung quanh vấn đề trình độ ngoại ngữ chuyên ngành của nhân viên y tế ở Việt Nam hiện nay.
Ông Tom Keenan, Giám đốc châu Á - Thái Bình Dương của OET, tổ chức kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành y tế quốc tế, chia sẻ thông tin khá bất ngờ là trong vài tháng tổ chức thi cấp chứng chỉ ở Việt Nam, tỷ lệ người tham gia là điều dưỡng nhiều hơn bác sĩ.
Một thực tế nhận thấy rõ hiện nay là Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển y tế chất lượng cao, việc thu hút người nước ngoài đến chữa bệnh là rất cần thiết.
Như tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trong một năm có khoảng 1.800 bệnh nhân đến điều trị nội trú và khám chữa bệnh là người nước ngoài.
Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Nhân viên y tế phải thực hiện bài test tiếng Anh hàng năm. Do đó, gần như trong tương lai, ngành y sẽ sử dụng tiếng Anh rất nhiều.
Sử dụng tiếng Anh trong y tế là xu hướng không thể thay thế, khó có thể chỉ sử dụng tiếng của nước bản xứ để vận hành công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, các chuyên gia, giảng viên tiếng anh chuyên ngành y tế, cũng nhìn nhận tại Việt Nam, nhân viên y tế có khối lượng công việc lớn. Việc học thêm về ngoại ngữ chuyên môn phải thực sự đam mê, chấp nhận bớt thời gian cho gia đình, cá nhân để đi học.
Mặt khác, việc dạy và đánh giá chất lượng ngoại ngữ chuyên ngành y tế ở Việt Nam đa số tự phát, chưa có kênh chính thống nào để xác nhận năng lực ngoại ngữ của y tế. Điều này là một thiệt thòi cho nhân viên y tế của Việt Nam, bởi việc có thêm ngoại ngữ sẽ mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, để kích hoạt được cộng đồng có xu hướng nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, cần có những gương điển hình để tạo động lực.
Nhân viên y tế rất cần biết thêm ngoại ngữ chuyên ngành để có thể giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh các nước khác, hay nâng cao chuyên môn. Mọi người không nhất thiết chỉ học tiếng Anh, có thể học tiếng Pháp, đây là hai ngôn ngữ phổ biến trong ngành y.
Có chín loại người có năng lực quyến rũ trên thế giới. Trong đó, Mỹ Nhân Ngư thể hiện cho nguồn năng lượng nhục dục dồi dào và họ biết cách tận dụng nó như thế nào. Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng lại cho thấy một niềm đam mê vô độ đối với kẻ khác phái và nỗi khát khao của họ có thể lây nhiễm sang người khác. Người Tình Lý Tưởng lại có thể cảm nhận sâu sắc rằng chính họ tạo ra sự lãng mạn. Người Thích Ăn Diện lại mê đắm trong hình ảnh của chính mình, tạo nên sức quyến rũ ái nam ái nữ đầy ấn tượng...