![]() |
Le Chuanqu, tự nhận là "bậc thầy tình yêu" bị phạt vì tội trốn thuế. Ảnh: SCMP. |
Vụ bê bối của Le Chuanqu, được biết đến với cái tên Ququ Big Woman, là một trong 5 trường hợp vừa được Cục Thuế Nhà nước Trung Quốc tiết lộ, thu hút sự chú ý.
Le là một trong những người nổi tiếng gây tranh cãi nhất trên mạng xã hội Trung Quốc, được cho kiếm tới 142 triệu nhân dân tệ (gần 20 triệu USD) mỗi năm từ việc tư vấn hẹn hò và tài chính, theo South China Morning Post.
Le từng là ca sĩ, sau đó chuyển sang hoạt động trên mạng xã hội. Tên tuổi của cô được biết đến nhiều hơn sau một đoạn livestream lan truyền hồi tháng 8/2023. Theo đó, cô kể được bạn trai, lớn hơn 3 tuổi, hứa cưới với khoản sính lễ 4 triệu nhân dân tệ (545.000 USD). Một người hâm mộ, lớn hơn 15 tuổi, cũng đề nghị chu cấp cho cô 30.000 nhân dân tệ (4.000 USD)/tháng, đồng thời tặng cô căn hộ trị giá 20 triệu nhân dân tệ (2,7 triệu USD) ở Thượng Hải.
Le khuyên các cô gái trẻ nên gắn bó với người bạn trai giàu có, coi đây là "lựa chọn tốt về lâu dài". Cô cũng tự nhận là "bậc thầy tình yêu" và coi các mối quan hệ cũng như hôn nhân là phương tiện nâng cao địa vị để đạt được lợi ích tài chính.
![]() |
Le gây tranh cãi vì khuyên phụ nữ lấy chồng giàu, coi hôn nhân là phương tiện nâng cao địa vị để đạt được lợi ích tài chính. Ảnh: QQ. |
Le còn mở các khoá học trực tuyến, trong đó gói giá rẻ nhất mang tên "mối quan hệ giá trị" có giá 3.580 nhân dân tệ (khoảng 500 USD) cho 24 buổi học. Gói dịch vụ này hứa hẹn sẽ giúp khách hàng nắm vững các khía cạnh xã hội, tình cảm và tài chính của các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, một buổi tư vấn 1-1 trong livestream của Le có giá 1.143 nhân dân tệ (160 USD), gói tư vấn riêng có giá hơn 10.000 nhân dân tệ (1.400 USD)/tháng.
Vào tháng 12/2023, Le bị đình chỉ tài khoản Weibo vì "liên tục quảng bá quan điểm về mối quan hệ không lành mạnh để thu hút sự chú ý và kiếm lợi từ việc bán khóa học, truyền đạt các giá trị không đúng đắn". Sau đó, cô còn bị cấm trên một số nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, công việc kinh doanh của Le vẫn tiếp tục phát triển, chuyển sang kín đáo hơn. Nhiều người vẫn coi những lời dạy của cô là các bài học thiết yếu trong cuộc sống.
Vào tháng 12/2024, nhóm của Le thông báo phí dành cho nhóm thành viên riêng tư, “Girlfriends Alliance", tăng từ 129.800 nhân dân tệ (gần 18.000 USD) lên 199.800 nhân dân tệ (27.200 USD), các thành viên còn phải vượt qua một cuộc phỏng vấn để có thể gia nhập.
Theo Cơ quan Thuế thành phố Thượng Hải, cơ quan thuế đã sử dụng dữ liệu lớn (big data) để phát hiện ra những bất thường trong tình hình tài chính của Le. Theo đó, dù kinh doanh thành công, cô chỉ khai báo thu nhập cá nhân là 600.000 nhân dân tệ (82.000 USD) trong 2 năm qua.
Cơ quan thuế đã yêu cầu Le phải trả tổng cộng 7,58 triệu nhân dân tệ (1 triệu USD) tiền thuế truy thu, phí nộp chậm và tiền phạt.
Le cho biết bản thân nhận thức sâu sắc tác động tiêu cực của mình đến xã hội và cam kết coi đây như bài học, tuân thủ các quy định kinh doanh và nộp thuế theo đúng pháp luật.
Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.