Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài tập thế là đủ rồi!

Bài tập về nhà trong dịp hè có thật sự cần thiết không? Nếu phải làm quá nhiều, bọn trẻ có được một mùa hè thoải mái để chơi không?

Hơn 4.500 người Ý đã ký tên vào một chiến dịch mang tên “Basta compiti” (Bài tập thế là đủ rồi). Dư luận nơi đây ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề này.

Khi phụ huynh phản đối

Monica đã tuyên bố trên Facebook cá nhân rằng, cô sẽ viết thư gửi tới giáo viên. Lá thư sẽ bắt đầu như thế này: “Thưa các bà giáo, tôi không muốn con tôi nghỉ hè trong ngập ngụa những bài tập”.

Còn Simone, một phụ huynh khác, trên “Basta compiti” - một trang Facebook tập hợp hơn 4.500 người chống lại việc giao bài tập cho con trẻ trong kỳ nghỉ hè - đã viết: “Filippo, con trai tôi không thể hoàn thành hết các bài tập về nhà, bởi nó còn bận chơi các trò chơi của trẻ con”.

Rất nhiều cha mẹ khác cũng cùng quan điểm. Đối với họ, mùa hè là lúc bọn trẻ cần được nghỉ ngơi. Họ không muốn con cái mình bị stress vì bài vở đến mức vào năm học mới sẽ chán cả trường lớp.

Bài tập thế là đủ rồi, con muốn đi chơi.

Toàn cảnh trường đại học tốt nhất thế giới

Đại học Harvard của Mỹ đứng đầu trong danh sách 50 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2014.

Năm học ở Ý sắp kết thúc. Đối với không ít người, đây là sự mở đầu cho một chiến dịch trên Internet nhằm đòi hỏi Bộ Giáo dục Ý và các giáo viên không giao bài tập trong kỳ nghỉ cho con cái họ.

Trên trang web thỉnh cầu www.change.org, đã có 4.300 người ký tên nhằm mục đích này. Họ là các bậc phụ huynh, các nhà sư phạm và giáo viên. Đối với họ, lý do để không nên giao bài tập làm trong dịp hè cho học sinh rất nhiều - “Các bài tập không giúp được gì cho bọn trẻ”.

Một ý kiến nữa: “Các bài tập trong dịp hè chỉ đem lại thiệt hại, bởi nó làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, nhất là đối với những học sinh đã gặp nhiều khó khăn trong năm học. Điều này sẽ khiến chúng chán trường”. Chưa hết, họ viết: “Cách thức đưa bài tập đến học sinh trong kỳ nghỉ hè buộc các bậc cha mẹ phải đóng vai giáo viên. Đây là điều khó chấp nhận được”.

Bồi bổ vốn sống hơn là bài tập

Trên thực tế, các tranh cãi liên quan đến việc giảm tải chương trình học và cho trẻ một mùa hè “thanh thản”, với ít bài tập hơn, hoặc không còn bài tập nào bắt đầu từ những năm 1990. Tuy nhiên, vấn đề này trở nên nóng trở lại trong những năm qua.

Một con số thống kê của Tổ chức Hợp tác phát triển (OECD) cho thấy, trung bình mỗi học sinh 15 tuổi ở Ý phải làm bài tập ở nhà 9 tiếng mỗi tuần, cao gấp đôi tỉ lệ trung bình của châu Âu. Những học sinh nhiều tuổi hơn thậm chí phải học trung bình mỗi tuần 11 tiếng tại nhà. Con số này đã được một số nghị sĩ đối lập đưa ra chất vấn Bộ trưởng Giáo dục Giannini trong một phiên họp gần nhất của Quốc hội.

Phong trào nói không với bài tập được xới lên vài năm trước, với một bức thư ngỏ và một cuốn sách có tựa đề Bài tập về nhà thế là đủ rồi và bọn trẻ chẳng học được gì của Maurizio Parodi, một giáo viên ở Genoa, miền tây bắc Ý, được xuất bản.

Được tiếp sức mạnh và cảm hứng từ cuốn sách, vào tháng 10/2014 một nhóm phản đối bài tập về nhà được thành lập trên Facebook. Sau đó, họ ký thỉnh cầu trên mạng và lập ra một blog nhằm thúc đẩy phong trào này. Parodi nói: “Có cả một nhóm kín trên Facebook của hơn 80 giáo viên. Họ khẳng định là đã không giao bài về nhà cho học sinh”.

Francesco Tonucci - một chuyên viên của Viện Khoa học và công nghệ Ý - nói: “Tôi chống lại việc giao bài tập. Việc giao bài vào mùa hè không giúp được gì nhiều cho học sinh, sinh viên cả. Trong mùa hè, bọn trẻ cần tích lũy kinh nghiệm sống và phải vận động, chứ không phải là suốt ngày học hay cắm đầu vào trò chơi điện tử”.

Walter Brandani, một giáo viên ở tỉnh Varese, miền bắc Ý, thì gợi ý các giáo viên cho học sinh làm một cuốn "nhật ký kỳ nghỉ”, khuyến khích các em ghi nhớ lại cảm xúc về những nơi đã qua, những người đã gặp, những chuyến đi đã thực hiện, các kỷ niệm vui buồn trong hè nhằm làm cho kỳ nghỉ ấy có ý nghĩa. Bộ trưởng Lao động Giuliano Poletti cũng lên tiếng đề nghị các sinh viên tích cực đi làm thêm và du lịch nước ngoài nhiều hơn nữa để bồi bổ vốn sống.

Trường dạy làm 'chuyện ấy' đầu tiên gây tranh cãi

Trường học dạy về quan hệ tình dục ở Áo, được cho là đầu tiên trên thế giới, gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nó thu hút sự quan tâm của nhiều học viên.

http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/ban-doc-va-ttct/20150605/bai-tap-the-la-du-roi/757233.html

Theo Anh Ngọc/Báo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm