Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài toán kinh điển về 7 cây cầu

Suốt nhiều thế kỷ, người dân Königsberg ở Nga vẫn suy nghĩ để tìm ra đáp án cho bài toán 7 cây cầu.

Trong buổi thuyết trình tại Ngày hội Toán học với chủ đề “Toán học trong vỏ hạt dẻ” diễn ra ngày 20/12 ở Hà Nội, giáo sư Nguyễn Hữu Việt Hưng, Khoa Toán cơ Tin học, ĐH Quốc gia Hà Nội, chia sẻ bài toán kinh điển được đánh giá là khởi nguồn của ngành nghiên cứu lý thuyết đồ thị và tô pô học.

Giáo sư Nguyễn Hữu Việt Hưng. Ảnh: Ngọc Tân.

"Ở thành phố Königsberg (nay thuộc nước Nga) có 7 chiếc cầu. Chúng nối hoặc là hai bờ sông, hoặc là một bờ sông và một trong hai cù lao, hoặc nối hai cù lao đó.

Từ xưa, cư dân ở Königsberg đã đặt câu hỏi: Liệu có thể đi một lần qua tất cả 7 chiếc cầu mà không có cầu nào phải lặp lại hay không?"

Đến năm 1735, một nhà toán học đã chứng minh mong muốn của cư dân Königsberg không thể thực hiện được. Tuy nhiên, giai thoại kể rằng, nhiều năm sau đó, vào các ngày chủ nhật, những người dân giàu có và học thức của thành phố đã đi dạo quanh để tìm cách giải bài này.

Sơ đồ đơn giản của 7 cây cầu.

Sau khi giới thiệu bài toán, GS Nguyễn Hữu Việt Hưng đặt vấn đề: Chứng minh rằng mong muốn của cư dân Königsberg là không thể thực hiện được.

Mời độc giả cùng thử tài lập luận.

Phụ huynh, học sinh có bài toán khó cần tư vấn, có thể gửi về email toasoan@zing.vn.

Bài toán đơn giản khiến người giải điên đầu

Căn cứ khái niệm chuỗi vô hạn trong Toán học, vị anh hùng từ thần thoại Hy Lạp sẽ không bao giờ thắng con rùa trong cuộc đua mà rùa xuất phát trước.

 

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm