Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bấm link của 'nhà tuyển dụng', Gen Z mất 3.000 USD

Naved Alam (22 tuổi, Ấn Độ) đã mất 25.000 Rupees (khoảng 3.000 USD) sau khi truy cập link và tải app theo hướng dẫn của một kẻ lừa đảo đóng giả nhà tuyển dụng.

“Gần đây, tôi trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo trên X và mất 3.000 USD. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình để giúp mọi người nâng cao nhận thức và tránh bị lừa đảo với hình thức tương tự", Naved Alam, nhà giao dịch tiền điện tử Gen Z, kể lại vụ việc trong một bài đăng trên X (trước đây là Twitter), theo NDTV.

Trong bài đăng tiếp theo, anh chia sẻ ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện của mình với nhà tuyển dụng giả dạng kia.

“Mọi chuyện bắt đầu với một cơ hội đầy hứa hẹn. Tài khoản @crankybugatti đã liên hệ với tôi để trao đổi về vị trí nhân viên thiết kế cho một công ty liên quan đến ứng dụng giao tiếp web3 có tên @SocialSpectra”, anh viết.

lua dao tuyen dung,  link chua ma doc,  ma doc,  bi hack, giao dich tien dien tu,  Naved Alam, anh 1

Bài đăng cảnh báo của Alam trên X nhận được nhiều sự quan tâm. Ảnh: @Navedux/X

Alam tiết lộ cuộc trò chuyện nhanh chóng được chuyển sang Discord. Nhà tuyển dụng bắt đầu phỏng vấn sơ lược anh về những thiết kế cơ bản đã làm, thậm chí còn ra vẻ ấn tượng với những sản phẩm của chàng trai.

Nạn nhân sau đó nhận được một cuộc gọi từ "phòng nhân sự". Nhân viên thuộc bộ phận này yêu cầu anh click vào một đường dẫn để bắt đầu tham gia công việc.

Alam không hề biết rằng đó là một cái bẫy.

Theo đường dẫn, chàng trai 22 tuổi liền tải xuống một ứng dụng mà anh tưởng rằng dùng để liên lạc nội bộ, nhưng thực chất lại là một phần mềm chứa mã độc, rút đi toàn bộ ví tiền điện tử và thanh lý tài sản đặt cọc trên sàn giao dịch của anh.

“Chỉ trong chốc lát, tôi đã mất 3.000 USD vào tay những kẻ lừa đảo. Chúng nhắm đến những người đang tìm kiếm việc làm", anh viết thêm.

Trong một bài đăng tiếp theo, Alam nói rằng trải nghiệm này đã dạy anh phải cảnh giác và thận trọng hơn trên mạng.

"Luôn xác minh tính xác thực của các lời mời làm việc và không bao giờ tải xuống bất cứ thứ gì trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắn về nguồn của nó. Xin hãy cẩn thận, vì chúng đang nhắm mục tiêu vào các nhà thiết kế, nhà phát triển hoặc bất kỳ chuyên gia làm việc nào khác”, Alam khẳng định.

Dưới bình luận, một số người dùng Internet cũng chia sẻ kinh nghiệm của họ với các vụ lừa đảo trực tuyến.

“Tôi từng đối mặt với một vụ lừa đảo tương tự và mất tất cả tài sản”, một người dùng đã viết.

"Hãy cẩn thận nhé anh bạn. Hãy chuyển số tiền còn lại của bạn đến nơi an toàn khác", một người dùng X đề xuất.

"Kẻ lừa đảo này cũng đã liên hệ với tôi. Nhưng tôi trì hoãn khi anh ta chuyển hướng sang Discord. Nhờ đó, tài sản của tôi được bảo vệ. Rất tiếc vì sự mất mát của bạn, hãy giữ an toàn khi dùng Internet nhé", người khác chia sẻ.

Ngưng đổ lỗi 'tuyển dụng quá mức' để sa thải

Các doanh nghiệp luôn lấy lý do "tuyển dụng quá mức" để sa thải nhân sự. Theo các chuyên gia, lời biện minh này đang làm sụp đổ niềm tin của nhân viên.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

3 chu C quan trong cua sep hinh anh

3 chữ C quan trọng của sếp

0

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm